Để được bổ nhiệm làm Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
- Để được bổ nhiệm làm Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
- Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự đương nhiên được miễn nhiệm trong trường hợp nào?
- Chấp hành viên sơ cấp không được thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của những người nào?
Để được bổ nhiệm làm Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp được quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự 2008 như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên
1. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên.
2. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên sơ cấp:
a) Có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên;
b) Đã được đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự;
c) Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp.
3. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên trung cấp:
a) Có thời gian làm Chấp hành viên sơ cấp từ 05 năm trở lên;
b) Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên trung cấp.
4. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên cao cấp:
a) Có thời gian làm Chấp hành viên trung cấp từ 05 năm trở lên;
b) Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên cao cấp.
...
Như vậy, theo quy định, để được bổ nhiệm làm Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự thì cá nhân cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
- Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt,
- Có trình độ cử nhân luật trở lên,
- Có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao,
- Có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên,
- Đã được đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự,
- Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp.
Để được bổ nhiệm làm Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào? (Hình từ Internet)
Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự đương nhiên được miễn nhiệm trong trường hợp nào?
Việc miễn nhiệm Chấp hành viên được quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Thi hành án dân sự 2008 như sau:
Miễn nhiệm Chấp hành viên
1. Chấp hành viên đương nhiên được miễn nhiệm trong trường hợp nghỉ hưu hoặc chuyển công tác đến cơ quan khác.
2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định miễn nhiệm Chấp hành viên trong các trường hợp sau đây:
a) Do hoàn cảnh gia đình hoặc sức khỏe mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ Chấp hành viên;
b) Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ không bảo đảm thực hiện nhiệm vụ Chấp hành viên hoặc vì lý do khác mà không còn đủ tiêu chuẩn để làm Chấp hành viên.
3. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục miễn nhiệm Chấp hành viên.
Như vậy, theo quy định, Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự đương nhiên được miễn nhiệm trong trường hợp nghỉ hưu hoặc chuyển công tác đến cơ quan khác.
Chấp hành viên sơ cấp không được thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của những người nào?
Những việc Chấp hành viên không được làm được quy định tại khoản 5 Điều 21 Luật Thi hành án dân sự 2008 như sau:
Những việc Chấp hành viên không được làm
1. Những việc mà pháp luật quy định công chức không được làm.
2. Tư vấn cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến việc thi hành án trái pháp luật.
3. Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc thi hành án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm thi hành án.
4. Sử dụng trái phép vật chứng, tiền, tài sản thi hành án.
5. Thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người sau đây:
a) Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;
b) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của Chấp hành viên;
c) Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
6. Sử dụng thẻ Chấp hành viên, trang phục, phù hiệu thi hành án, công cụ hỗ trợ để làm những việc không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
7. Sách nhiễu, gây phiền hà cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thi hành án.
8. Cố ý thi hành trái nội dung bản án, quyết định; trì hoãn hoặc kéo dài thời gian giải quyết việc thi hành án được giao không có căn cứ pháp luật.
Như vậy, theo quy định, Chấp hành viên sơ cấp không được thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người sau đây:
(1) Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;
(2) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của Chấp hành viên;
(3) Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?