Để đủ điều kiện hoạt động thì tổ chức hành nghề kiến trúc cần thông báo những thông tin gì cho cơ quan chuyên môn về kiến trúc?
- Để đủ điều kiện hoạt động thì tổ chức hành nghề kiến trúc cần thông báo những thông tin gì cho cơ quan chuyên môn về kiến trúc?
- Khi có yêu cầu ngoài nhiệm vụ thiết kế kiến trúc và hợp đồng thì tổ chức hành nghề có được từ chối hay không?
- Tổ chức hành nghề kiến trúc có cần thực hiện việc giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng công trình hay không?
Để đủ điều kiện hoạt động thì tổ chức hành nghề kiến trúc cần thông báo những thông tin gì cho cơ quan chuyên môn về kiến trúc?
Tổ chức hành nghề kiến trúc cần thông báo những thông tin cho cơ quan chuyên môn về kiến trúc được quy định tại Điều 33 Luật Kiến trúc 2019 như sau:
Điều kiện hoạt động và hình thức tổ chức hành nghề kiến trúc
1. Điều kiện hoạt động của tổ chức hành nghề kiến trúc được quy định như sau:
a) Được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Có cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn về kiến trúc hoặc chủ trì thiết kế kiến trúc có chứng chỉ hành nghề kiến trúc;
c) Thông báo thông tin quy định tại điểm a và điểm b khoản này cho cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức hành nghề kiến trúc có trụ sở hoạt động.
2. Tổ chức hành nghề kiến trúc gồm văn phòng kiến trúc sư, tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp khác được tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật này, Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Văn phòng kiến trúc sư do kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc thành lập và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về điều kiện hoạt động của tổ chức hành nghề kiến trúc thì tổ chức cần phải thông báo những thông tin cho cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có trụ sở hoạt động hành nghề kiến trúc như sau:
- Thông tin về tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Thông tin có cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn về kiến trúc hoặc chủ trì thiết kế kiến trúc có chứng chỉ hành nghề kiến trúc
Để đủ điều kiện hoạt động thì tổ chức hành nghề kiến trúc cần thông báo những thông tin gì cho cơ quan chuyên môn về kiến trúc? (Hình từ internet)
Khi có yêu cầu ngoài nhiệm vụ thiết kế kiến trúc và hợp đồng thì tổ chức hành nghề có được từ chối hay không?
Khi có yêu cầu ngoài nhiệm vụ thiết kế kiến trúc và hợp đồng thì tổ chức hành nghề có được từ chối được quy định tại Điều 34 Luật Kiến trúc 2019 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề kiến trúc
1. Tổ chức hành nghề kiến trúc có quyền sau đây:
a) Thực hiện dịch vụ kiến trúc;
b) Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
c) Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ được giao;
d) Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng thiết kế kiến trúc được duyệt;
đ) Từ chối thực hiện yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư, yêu cầu ngoài nhiệm vụ thiết kế kiến trúc và hợp đồng, yêu cầu thay đổi thiết kế kiến trúc không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
e) Từ chối nghiệm thu công trình, hạng mục công trình không đúng thiết kế kiến trúc được duyệt.
2. Tổ chức hành nghề kiến trúc có nghĩa vụ sau đây:
a) Hoạt động đúng ngành, nghề đã đăng ký;
b) Thực hiện đúng hợp đồng đã giao kết với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật;
c) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
d) Chịu trách nhiệm về chất lượng công việc theo hợp đồng đã giao kết, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, giải pháp kỹ thuật, tổ chức quản lý không phù hợp hoặc vi phạm hợp đồng gây thiệt hại.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về quyền của tổ chức hành nghề kiến trúc thì tổ chức được từ chối yêu cầu ngoài nhiệm vụ thiết kế kiến trúc và hợp đồng.
Tổ chức hành nghề kiến trúc có cần thực hiện việc giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng công trình hay không?
Việc giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng công trình được quy định tại Điều 35 Luật Kiến trúc 2019 như sau:
Giám sát tác giả
1. Tổ chức hành nghề kiến trúc, kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân có trách nhiệm giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng công trình.
2. Chủ thể thực hiện giám sát tác giả có quyền sau đây:
a) Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công thực hiện đúng thiết kế kiến trúc được duyệt;
b) Trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân có chứng chỉ hành nghề kiến trúc giám sát tác giả theo hợp đồng và quy định của pháp luật;
c) Thông báo, dừng việc giám sát tác giả nếu thời gian thi công xây dựng kéo dài hơn thời gian thi công xây dựng trong hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
d) Từ chối yêu cầu điều chỉnh thiết kế kiến trúc bất hợp lý của chủ đầu tư;
đ) Từ chối ký vào biên bản nghiệm thu công trình khi thi công không đúng với thiết kế kiến trúc được duyệt.
3. Chủ thể thực hiện giám sát tác giả có nghĩa vụ sau đây:
a) Tham gia nghiệm thu hoàn công công trình theo quy định của pháp luật và hợp đồng với chủ đầu tư;
b) Thực hiện chỉnh sửa bất hợp lý trong thiết kế kiến trúc theo yêu cầu của chủ đầu tư;
c) Thông báo cho chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về kiến trúc địa phương xử lý khi phát hiện việc thi công không đúng với thiết kế kiến trúc được duyệt.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì tổ chức hành nghề kiến trúc có trách nhiệm giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng công trình.
Đồng thời, tổ chức hành nghề kiến trúc có các quyền trong việc giám sát như sau:
- Có quyền yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công thực hiện đúng thiết kế kiến trúc được duyệt;
- Trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác có chứng chỉ hành nghề kiến trúc giám sát tác giả theo hợp đồng và quy định của pháp luật;
- Thông báo, dừng việc giám sát tác giả nếu thời gian thi công xây dựng kéo dài hơn thời gian thi công xây dựng trong hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
- Từ chối yêu cầu điều chỉnh thiết kế kiến trúc bất hợp lý của chủ đầu tư;
- Từ chối ký biên bản nghiệm thu công trình trong trường hợp thi công không đúng với thiết kế kiến trúc được duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?