Để chẩn đoán bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Bonamia gây nên ở hàu thì có buộc phải lấy hàu còn sống để làm thí nghiệm không?

Cho tôi hỏi cần lấy hàu còn sống hay hàu đã chết để tiến hành thí nghiệm chẩn đoán bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Bonamia gây nên? Hàu được lấy làm thí nghiệm cần được bảo quản như thế nào? Câu hỏi của anh M.P.H từ Khánh Hòa.

Để chẩn đoán bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Bonamia gây nên ở hàu thì có buộc phải lấy hàu còn sống để làm thí nghiệm không?

Mẫu thí nghiệm để chẩn đoán bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Bonamia gây nên quy định tại tiết 6.1.1 tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-25:2022 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 25: Bệnh do ký sinh trùng Bonamia ostreae và Bonamia exitiosa ở hàu như sau:

Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
6.1 Lấy mẫu, bảo quản mẫu
6.1.1 Lấy mẫu
Lấy những hàu còn sống, sắp chết hoặc mới chết.
- Hàu giống: Lấy từ 10 con đến 15 con cho vào túi lynon (4.1.12)
- Hàu trưởng thành: Lấy từ 5 con đến 10 con cho vào túi lynon (4.1.12).
Đối với mẫu dùng cho xét nghiệm vi thể: Dùng pank, kéo vô trùng cắt mẫu bệnh phẩm của mô mang, màng áo, tuyến tiêu hóa với kích thước khoảng 3 mm và cố định mẫu tại hiện trường trong dung dịch formalin 10 % (3.3.1) hoặc dung dịch Davidson (3.3.3).
...

Theo quy định trên thì để chẩn đoán hàu có mắc bệnh truyền nhiệm do ký sinh trùng Bonamia gây nên hay không thì có thể sử dụng hàu còn sống, sắp chết hoặc mới chết.

Tùy thuộc vào loại hàu cần chuẩn đoán mà số lượng mẫu vật cần lấy sẽ khác nhau:

- Hàu giống: Lấy từ 10 con đến 15 con

- Hàu trưởng thành: Lấy từ 5 con đến 10 con.

Lưu ý: Đối với mẫu dùng cho xét nghiệm vi thể cần dùng pank, kéo vô trùng cắt mẫu bệnh phẩm của mô mang, màng áo, tuyến tiêu hóa với kích thước khoảng 3 mm và cố định mẫu tại hiện trường trong dung dịch formalin 10 % hoặc dung dịch Davidson.

Để chẩn đoán bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Bonamia gây nên ở hàu thì có buộc phải lấy hàu còn sống để làm thí nghiệm không?

Để chẩn đoán bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Bonamia gây nên ở hàu thì có buộc phải lấy hàu còn sống để làm thí nghiệm không? (Hình từ Internet)

Hàu dùng để làm thí nghiệm chẩn đoán bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Bonamia gây nên cần được bảo quản như thế nào?

Việc bảo quản mẫu thí nghiệm được quy định tại tiết 6.1.2 tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-25:2022 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 25: Bệnh do ký sinh trùng Bonamia ostreae và Bonamia exitiosa ở hàu như sau:

Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
6.1 Lấy mẫu, bảo quản mẫu
...
6.1.2 Bảo quản mẫu
Mẫu được bảo quản ở nhiệt độ từ 2°C đến 8 °C và vận chuyển tới phòng thí nghiệm trong vòng 24 h.
Mẫu chuyển đến phòng thí nghiệm nếu chưa phân tích ngay phải được bảo quản trong tủ lạnh âm sâu (4.1.7), hoặc trong etanol từ 96 % đến 100 % (3.1.1).
Tất cả các mẫu phải được dán nhãn, ghi kí hiệu và gửi kèm theo phiếu gửi mẫu bệnh phẩm và các thông tin dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của ca bệnh.
Đối với mẫu cho xét nghiệm vi thể, nếu không có dung dịch bảo quản mẫu cho xét nghiệm vi thể tại hiện trường thì vận chuyển sống cả con về phòng thí nghiệm (không được bảo quản trong điều kiện lạnh).
...

Như vậy, hàu được lấy làm thí nghiệm để chẩn đoán bệnh truyền nhiệm do ký sinh trùng Bonamia gây nên cần được bảo quản ở nhiệt độ từ 2°C đến 8 °C và vận chuyển tới phòng thí nghiệm trong vòng 24 h.

Mẫu chuyển đến phòng thí nghiệm nếu chưa phân tích ngay phải được bảo quản trong tủ lạnh âm sâu hoặc trong etanol từ 96 % đến 100 %.

Lưu ý: Tất cả các mẫu phải được dán nhãn, ghi kí hiệu và gửi kèm theo phiếu gửi mẫu bệnh phẩm và các thông tin dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của ca bệnh.

Trường hợp tiến hành xét nghiệm vi thể, nếu không có dung dịch bảo quản mẫu cho xét nghiệm vi thể tại hiện trường thì vận chuyển sống cả con về phòng thí nghiệm (không được bảo quản trong điều kiện lạnh).

Khi tiến hành thí nghiệm chẩn đoán bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Bonamia gây nên ở hàu cần chuẩn bị thuốc thử và vật liệu thử nào?

Một số loại thuốc thử và vật liệu thử được sử dụng khi tiến hành thí nghiệm chẩn đoán bệnh truyền nhiệm do ký sinh trùng Bonamia gây nên ở hàu gồm các loại được quy định tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-25:2022 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 25: Bệnh do ký sinh trùng Bonamia ostreae và Bonamia exitiosa ở hàu như sau:

(1) Thuốc thử và vật liệu thử dùng chung

- Etanol, từ 70 % đến 100 % (thể tích)

- Dung dịch muối đệm phosphat

- Dung dịch natri hydoroxit (NaOH), 1 N

- Dung dịch axit clohydric (HCl), 1 N

(2) Thuốc thử và vật liệu thử dùng cho phương pháp chẩn đoán bằng PCR và Realtime PCR

- Cặp mồi, gồm mồi xuôi và mồi ngược

- Đoạn dò

- Kít tách chiết ADN

- Kít nhân gen cho phản ứng PCR

- Kít nhân gen cho phản ứng Realtime PCR

- Dung dịch đệm TAE hoặc TBE (xem A.1, Phụ lục A).

- Chất nhuộm màu, ví dụ: Gel red hoặc SYBR safe 1)

- Chất đệm tải mẫu

- Dung dịch đệm TE (Tris-axit etylendiamintetraaxetic).

- Thang chuẩn ADN (Ladder), phân vạch 100 bp

- Nước tinh khiết, không có nuclease

- Thạch agarose

- Mẫu chuẩn dương, được chứng nhận là dương tính hoặc ADN chuẩn dương tách chiết từ mẫu chuẩn dương có giá trị Ct (Chu kỳ ngưỡng đã biết trước).

(3) Thuốc thử và vật liệu dùng cho phương pháp kiểm tra bệnh tích vi thể bằng phương pháp nhuộm HE

- Formalin, dung dịch 10 % (thể tích): Pha dung dịch formaldehyd 38 % với dung dịch PBS hoặc nước cất theo tỷ lệ thể tích 1:9.

- Xylen

- Dung dịch Davidson

- Thuốc nhuộm Haematoxylin

- Thuốc nhuộm Eosin

- Parafin, có nhiệt độ tan chảy từ 56 °C đến 60 °C

- Keo dán lamen (Bom Canada).

Bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Bonamia ở hàu
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bãi bỏ TCVN/QS được quy định như thế nào?
Pháp luật
TCVN 13567-4:2024 về thi công và nghiệm thu bê tông nhựa chặt tái chế nóng tại trạm trộn sử dụng vật liệu cũ không quá 25% thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12652:2020 về yêu cầu chức năng và phương pháp thử của bồn tiểu nữ thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12325:2018 EN 143:2000 về độ bền cơ học đối với các phin lọc bụi như thế nào?
Pháp luật
Loài và nhóm loài thương phẩm là gì? Danh mục loài cá nổi lớn thương phẩm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13981:2024?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13913:2023 xác định khả năng phân hủy sinh học trong môi trường biển thế nào?
Pháp luật
TCVN 13915-1:2023 về Chất lượng nước - Các phép đo sinh lý và sinh hóa trên cá - Lấy mẫu cá, xử lý và bảo quản mẫu thế nào?
Pháp luật
Băng vệ sinh phụ nữ hằng ngày là gì? Có dạng như thế nào? Công thức xác định độ thấm hút của băng vệ sinh phụ nữ?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13908-2:2024 cốt liệu xỉ thép oxy hoá lò hồ quang điện dùng chế tạo bê tông xi măng thông thường thế nào?
Pháp luật
Sửa chữa định kỳ (Periodic repair) là gì? Phân loại cống công trình thủy lợi theo TCVN13999:2024?
Pháp luật
TCVN 13724-5:2023 về Cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp - Cụm lắp ráp dùng cho mạng phân phối trong lưới điện công cộng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Bonamia ở hàu
912 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Bonamia ở hàu Tiêu chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Bonamia ở hàu Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào