Để ban hành quyết định kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần thu thập thông tin, tài liệu như thế nào?
Để ban hành quyết định kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần thu thập thông tin, tài liệu như thế nào?
Căn cứ theo Điều 39 Quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016 quy định như sau:
Thu thập thông tin, tài liệu, hồ sơ, dữ liệu nắm tình hình để ban hành quyết định kiểm tra
Trước khi ban hành quyết định kiểm tra, nếu thấy cần thiết, đơn vị được giao chủ trì kiểm tra chỉ đạo việc thu thập thông tin, tài liệu, hồ sơ, dữ liệu và nắm tình hình của đối tượng kiểm tra để phục vụ cho việc ban hành quyết định kiểm tra.
Như vậy, trước khi ban hành quyết định kiểm tra, nếu thấy cần thiết, đơn vị được giao chủ trì kiểm tra chỉ đạo việc thu thập thông tin, tài liệu, hồ sơ, dữ liệu và nắm tình hình của đối tượng kiểm tra để phục vụ cho việc ban hành quyết định kiểm tra.
Quyết định kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Hình từ Internet)
Ra quyết định kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam căn cứ vào đâu?
Theo Điều 40 Quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016 quy định như sau:
Ra quyết định kiểm tra
1. Căn cứ chương trình kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt hoặc theo yêu cầu kiểm tra đột xuất, Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì cuộc kiểm tra chỉ đạo dự thảo quyết định thành lập Đoàn kiểm tra (Mẫu số 01/QĐ-KT) và đề cương yêu cầu báo cáo (Mẫu số 01/ĐC-KT) trình người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra.
2. Trường hợp kiểm tra đột xuất thì còn trình kèm theo hồ sơ sau:
a) Đối với kiểm tra cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì phải có chứng cứ liên quan đến dấu hiệu vi phạm pháp luật;
b) Đối với kiểm tra theo đơn thư khiếu nại, tố cáo thì phải có đơn thư khiếu nại tố cáo; thông tin, tài liệu thu thập qua xác minh về nội dung khiếu nại, tố cáo;
c) Đối với kiểm tra theo chỉ đạo của người có thẩm quyền thì phải có văn bản chỉ đạo của người có thẩm quyền.
3. Trưởng đoàn căn cứ nội dung yêu cầu kiểm tra theo quyết định kiểm tra có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tiến hành kiểm tra (Mẫu số 02/KH-KT) trình người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra (Ở BHXH Việt Nam giao Vụ trưởng Vụ Thanh tra - Kiểm tra phê duyệt); phổ biến và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Đoàn kiểm tra.
Theo quy định trên, căn cứ chương trình kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt hoặc theo yêu cầu kiểm tra đột xuất, Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì cuộc kiểm tra chỉ đạo dự thảo quyết định thành lập Đoàn kiểm tra theo Mẫu số 01/QĐ-KT và đề cương yêu cầu báo cáo theo Mẫu số 01/ĐC-KT trình người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra.
Trường hợp kiểm tra đột xuất thì còn trình kèm theo hồ sơ được quy định cụ thể trên.
Trưởng đoàn căn cứ nội dung yêu cầu kiểm tra theo quyết định kiểm tra có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tiến hành kiểm tra theo Mẫu số 02/KH-KT trình người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra (Ở BHXH Việt Nam giao Vụ trưởng Vụ Thanh tra - Kiểm tra phê duyệt); phổ biến và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Đoàn kiểm tra.
Quyết định kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được gửi tới đối tượng được kiểm tra trước ít nhất bao nhiêu ngày làm việc?
Theo Điều 41 Quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016 quy định như sau:
Gửi quyết định kiểm tra
1. Sau khi người có thẩm quyền kiểm tra phê duyệt đề cương và ký quyết định kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra chỉ đạo việc gửi quyết định kiểm tra kèm theo đề cương kiểm tra tới đối tượng được kiểm tra trước ít nhất 05 ngày làm việc (trừ trường hợp kiểm tra đột xuất).
2. Trường hợp đối tượng kiểm tra là BHXH tỉnh hoặc BHXH huyện khi nhận được quyết định kiểm tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản (Mẫu số 01/CV-KT) tới các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn quản lý của mình để thực hiện (trừ trường hợp kiểm tra đột xuất).
Như vậy, sau khi người có thẩm quyền kiểm tra phê duyệt đề cương và ký quyết định kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra chỉ đạo việc gửi quyết định kiểm tra kèm theo đề cương kiểm tra tới đối tượng được kiểm tra trước ít nhất 05 ngày làm việc (trừ trường hợp kiểm tra đột xuất).
Trường hợp đối tượng kiểm tra là Bảo hiểm xã hội tỉnh hoặc Bảo hiểm xã hội huyện khi nhận được quyết định kiểm tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản (Mẫu số 01/CV-KT) tới các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn quản lý của mình để thực hiện (trừ trường hợp kiểm tra đột xuất).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp trọn bộ danh mục mẫu báo cáo thống kê ngành tư pháp chia theo lĩnh vực chi tiết chuẩn Thông tư 03?
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?