Đầu vào và đầu ra đối việc xem xét của lãnh đạo tổ chức chứng nhận năng lực cá nhân được yêu cầu thế nào?
Đầu vào và đầu ra đối việc xem xét của lãnh đạo tổ chức chứng nhận năng lực cá nhân được yêu cầu thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 10.2.5 Mục 10 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17024:2012 (ISO/IEC 17024:2012) có nêu lãnh đạo cao nhất của tổ chức chứng nhận năng lực cá nhân phải thiết lập các thủ tục để xem xét hệ thống quản lý của mình theo các khoảng thời gian được hoạch định, để đảm bảo hệ thống luôn thích hợp, thỏa đáng và có hiệu lực, bao gồm các chính sách và mục tiêu được công bố liên quan đến việc thực hiện tiêu chuẩn này.
Các xem xét này phải được tiến hành ít nhất 12 tháng một lần và phải được lưu hồ sơ.
- Đối với đầu vào của việc xem xét của lãnh đạo phải bao gồm thông tin liên quan đến:
+ Kết quả của các cuộc đánh giá nội bộ và bên ngoài (ví dụ đánh giá của tổ chức công nhận);
+ Thông tin phản hồi của người đăng ký, ứng viên, người được chứng nhận và các bên quan tâm liên quan tới việc thực hiện tiêu chuẩn này;
+ Việc đảm bảo tính khách quan;
+ Tình trạng của các hành động khắc phục và phòng ngừa;
+ Các hành động tiếp theo từ các cuộc xem xét của lãnh đạo trước đó;
+ Việc thực hiện các mục tiêu;
+ Những thay đổi có thể ảnh hưởng đến hệ thống quản lý;
+ Các yêu cầu xem xét lại và khiếu nại.
- Đối với đầu ra của việc xem xét của lãnh đạo ít nhất phải bao gồm các quyết định và hành động liên quan đến:
+ Việc cải tiến hiệu lực của hệ thống quản lý và các quá trình của hệ thống;
+ Việc cải tiến dịch vụ chứng nhận liên quan đến việc thực hiện tiêu chuẩn này;
+ Các nhu cầu về nguồn lực.
Tổ chức chứng nhận năng lực cá nhân (Hình từ Internet)
Tổ chức chứng nhận năng lực cá nhân phải thiết lập các thủ tục cho các cuộc đánh giá nội bộ thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 10.2.6 tiểu mục 10.2.5 Mục 10 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17024:2012 (ISO/IEC 17024:2012) thì tổ chức chứng nhận phải thiết lập các thủ tục cho các cuộc đánh giá nội bộ để kiểm tra xác nhận rằng các yêu cầu của tiêu chuẩn này được thực hiện, áp dụng và duy trì một cách hiệu lực.
CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 19011:2018 (ISO 19011:2018) đưa ra các hướng dẫn cho việc tiến hành các cuộc đánh giá nội bộ.
- Phải hoạch định chương trình đánh giá, có tính đến tầm quan trọng của các quá trình và các khu vực được đánh giá, cũng như kết quả của các cuộc đánh giá trước.
- Các cuộc đánh giá nội bộ phải được thực hiện ít nhất 12 tháng một lần. Tần suất của các cuộc đánh giá nội bộ có thể giảm đi nếu tổ chức chứng nhận chứng tỏ được hệ thống quản lý của mình vẫn được áp dụng một cách hiệu lực theo tiêu chuẩn này và chứng tỏ được tính ổn định.
- Tổ chức chứng nhận phải đảm bảo rằng:
+ Các cuộc đánh giá nội bộ được tiến hành bởi nhân sự có đủ năng lực và kiến thức về quá trình chứng nhận, về đánh giá và về các yêu cầu của tiêu chuẩn này;
+ Chuyên gia đánh giá không đánh giá công việc của mình;
+ Nhân sự chịu trách nhiệm với khu vực được đánh giá được thông báo về kết quả cuộc đánh giá;
+ Mọi hành động từ kết quả của các cuộc đánh giá đều được thực hiện một cách kịp thời và thích hợp;
+ Nhận biết được mọi cơ hội cải tiến.
Tổ chức chứng nhận năng lực cá nhân phải có các hành động khắc phục và phòng ngừa thế nào?
Tổ chức chứng nhận năng lực cá nhân phải có các hành động khắc phục và phòng ngừa theo tiểu mục 10.2.7 và tiểu mục 10.2.8 Mục 10 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17024:2012 (ISO/IEC 17024:2012) như sau:
10.2.7. Hành động khắc phục
Tổ chức phải thiết lập (các) thủ tục để nhận biết và quản lý sự không phù hợp trong hoạt động của mình. Khi cần, tổ chức chứng nhận cũng phải thực hiện các hành động nhằm loại bỏ những nguyên nhân của sự không phù hợp để ngăn ngừa việc tái diễn. Hành động khắc phục phải tương ứng với tác động của vấn đề gặp phải. Thủ tục này phải xác định các yêu cầu đối với việc:
a) nhận biết sự không phù hợp;
b) xác định nguyên nhân của sự không phù hợp;
c) khắc phục sự không phù hợp;
d) đánh giá nhu cầu thực hiện các hành động để đảm bảo rằng sự không phù hợp không tái diễn;
e) xác định và thực hiện các hành động cần thiết một cách kịp thời;
f) lưu hồ sơ các kết quả của hành động được thực hiện;
g) xem xét hiệu lực của các hành động khắc phục.
10.2.8. Hành động phòng ngừa
Tổ chức phải thiết lập (các) thủ tục để thực hiện các hành động nhằm loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp tiềm ẩn. Các hành động phòng ngừa được tiến hành phải tương ứng với tác động có thể có của các vấn đề tiềm ẩn. Thủ tục hành động phòng ngừa phải xác định các yêu cầu đối với việc:
a) nhận biết sự không phù hợp tiềm ẩn và các nguyên nhân của chúng;
b) đánh giá nhu cầu đối với hành động để phòng ngừa xuất hiện sự không phù hợp;
c) xác định và thực hiện các hành động cần thiết;
d) lưu hồ sơ các kết quả của hành động được thực hiện;
e) xem xét hiệu lực của các hành động phòng ngừa đã thực hiện.
CHÚ THÍCH: Không nhất thiết phải tách biệt thủ tục hành động khắc phục và phòng ngừa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?