Đặt số hiệu đường bộ ngoài đô thị phải đáp ứng những điều kiện nào? Ai có thẩm quyền đặt số hiệu đường bộ?
Số hiệu đường bộ phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc đặt tên hoặc số hiệu đường bộ
1. Mỗi tuyến đường bộ được đặt tên hoặc số hiệu.
2. Các tuyến đường bộ xây dựng mới được đặt tên hoặc số hiệu theo quy định của Nghị định này; việc đặt tên hoặc số hiệu đường bộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia giao thông và công tác quản lý đường bộ.
3. Điểm đầu, điểm cuối của quốc lộ, đường cao tốc được đặt theo hướng Bắc - Nam hoặc Đông - Tây hoặc từ Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đi các trung tâm hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điểm đầu, điểm cuối của đường tỉnh, đường huyện được xác định theo hướng như quy định đối với quốc lộ hoặc từ trung tâm hành chính tỉnh đến thị xã, thị trấn hoặc từ quốc lộ đến trung tâm hành chính tỉnh, trung tâm hành chính huyện, thị xã, thị trấn.
4. Các đường đã được đặt tên hoặc số hiệu đường bộ và xác định điểm đầu, điểm cuối trước khi Nghị định này có hiệu lực thì giữ nguyên như cũ.
Như vậy, số hiệu đường bộ phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Mỗi tuyến đường bộ được đặt số hiệu.
- Các tuyến đường bộ xây dựng mới được đặt số hiệu theo quy định của Nghị định này; việc đặt số hiệu đường bộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia giao thông và công tác quản lý đường bộ.
- Điểm đầu, điểm cuối của quốc lộ, đường cao tốc được đặt theo hướng Bắc - Nam hoặc Đông - Tây hoặc từ Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đi các trung tâm hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điểm đầu, điểm cuối của đường tỉnh, đường huyện được xác định theo hướng như quy định đối với quốc lộ hoặc từ trung tâm hành chính tỉnh đến thị xã, thị trấn hoặc từ quốc lộ đến trung tâm hành chính tỉnh, trung tâm hành chính huyện, thị xã, thị trấn.
- Các đường đã được đặt số hiệu đường bộ và xác định điểm đầu, điểm cuối trước khi Nghị định này có hiệu lực thì giữ nguyên như cũ.
Số hiệu đường bộ (Hình từ Internet)
Thẩm quyền đặt số hiệu đường bộ được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định đặt tên đường bộ ngoài đô thị như sau:
Đặt tên hoặc số hiệu đường bộ
...
4. Thẩm quyền đặt tên hoặc số hiệu đường bộ
a) Bộ Giao thông vận tải đặt tên, số hiệu đường thuộc hệ thống quốc lộ;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đặt số hiệu đường thuộc hệ thống đường đô thị, đường tỉnh; đặt tên hoặc số hiệu đường thuộc hệ thống đường huyện;
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đặt tên đường thuộc hệ thống đường đô thị, đường tỉnh trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cùng cấp;
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện đặt tên đường thuộc hệ thống đường xã.
Như vậy, thẩm quyền đặt số hiệu đường bộ như sau:
- Bộ Giao thông vận tải đặt số hiệu đường thuộc hệ thống quốc lộ;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đặt số hiệu đường thuộc hệ thống đường đô thị, đường tỉnh; đặt số hiệu đường thuộc hệ thống đường huyện;
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đặt tên đường thuộc hệ thống đường đô thị, đường tỉnh trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cùng cấp;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện đặt tên đường thuộc hệ thống đường xã.
Số hiệu đường bộ ngoài đô thị phải đáp ứng những điều kiện nào?
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định đặt số hiệu đường bộ ngoài đô thị như sau:
- Số hiệu đường bộ gồm chữ viết tắt hệ thống đường bộ và số tự nhiên cách nhau bằng dấu chấm;
+ Chữ viết tắt của các hệ thống đường bộ như sau: quốc lộ (QL), đường cao tốc (CT), đường tỉnh (ĐT), đường huyện (ĐH).
+ Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể các số tự nhiên cho từng địa phương để đặt số hiệu cho hệ thống đường tỉnh.
+ Trường hợp đặt một số hiệu cho nhiều đường cao tốc, nhiều quốc lộ hoặc nhiều đường tỉnh, đường huyện, đường trong cùng một địa phương thì kèm thêm một chữ cái lần lượt từ B đến Z, trừ đường bộ đầu tiên đặt số hiệu đó.
- Trường hợp tách tỉnh, đường tỉnh đã có đi qua địa phận hai tỉnh mới hoặc trường hợp sát nhập tỉnh mà đường tỉnh đã có đi qua một tỉnh mới thì giữ nguyên tên hoặc số hiệu, điểm đầu, điểm cuối;
- Đoạn tuyến có nhiều đường bộ đi trùng nhau thì việc đặt số hiệu như sau:
+ Đoạn đường bộ trùng nhau thuộc một hệ thống đường bộ thì đặt số hiệu theo đường bộ có cấp kỹ thuật cao hơn;
+ Đoạn đường bộ trùng nhau thuộc nhiều hệ thống đường bộ thì đặt số hiệu của đường bộ thuộc hệ thống đường bộ có cấp quản lý cao hơn.
- Số hiệu đường bộ thuộc mạng lưới đường theo Điều ước quốc tế thì sử dụng đồng thời tên, số hiệu trong nước và tên, số hiệu theo Điều ước quốc tế liên quan;
- Đối với đường xã chỉ đặt tên gồm chữ “Đường” kèm theo tên địa danh hoặc tên theo tập quán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?