Đặt họ cho con bằng tiếng nước ngoài có được cấp số định danh không? Trường hợp nào số định danh cá nhân sẽ bị hủy?
Có được đặt họ cho con bằng tiếng nước ngoài không?
Căn cứ Điều 26 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền có họ, tên của công dân như sau:
Quyền có họ, tên
1. Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.
2. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.
Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
3. Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.
4. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình.
5. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 16 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 về quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam:
Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam
1. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
2. Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.
Từ quy định trên thì có thể thấy pháp luật chỉ hạn chế trong việc đặt tên của công dân trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
Đồng thời, tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.
Đối chiếu với thông tin mà khách hàng cung cấp thì có thể có các trường hợp xảy ra sau:
- Nếu con theo quốc tịch của mẹ (tức quốc tịch Việt Nam) thì việc đặt họ cho con bằng tiếng nước ngoài thì không bị hạn chế nhưng tên phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.
- Nếu con theo quốc tịch của ba (tức quốc tịch Pháp) việc đặt họ và tên cho con sẽ không bị chi phối bởi pháp luật Việt Nam mà sẽ tuân thủ theo quy định của pháp luật nước mang quốc tịch.
Lưu ý: Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.
Đặt họ cho con bằng tiếng nước ngoài có được cấp số định danh không? Trường hợp nào số định danh cá nhân sẽ bị hủy? (Hình từ Internet)
Đặt họ cho con bằng tiếng nước ngoài có được cấp số định danh không?
Theo Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP thì số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.
Căn cứ Điều 12 Luật căn cước công dân 2014 về số định danh cá nhân như sau:
Số định danh cá nhân
1. Số định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
2. Số định danh cá nhân do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc và cấp cho mỗi công dân Việt Nam, không lặp lại ở người khác.
3. Chính phủ quy định cấu trúc số định danh cá nhân; trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân.
Theo đó, pháp luật cũng không có quy định hạn chế về việc không cấp số định danh cá nhân đối với công dân đã đăng ký khai sinh khi có họ không phải tiếng Việt.
Do đó, trẻ có họ bằng tiếng nước ngoài do theo họ cha hoặc mẹ là người nước ngoài nhưng có quốc tịch Việt Nam thì vẫn được cấp số định danh cá nhân như thông thường.
Việc cấp số định danh cá nhân cho trẻ sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định 137/2015/NĐ-CP và Điều 15 Nghị định 137/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 37/2021/NĐ-CP).
Trường hợp nào số định danh cá nhân sẽ bị hủy?
Theo Điều 16 Nghị định 137/2015/NĐ-CP thì trong trường hợp phát hiện số định danh cá nhân đã cấp có sai sót do nhập sai thông tin về công dân, thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an ra quyết định hủy số định danh cá nhân của công dân.
Đồng thời, cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an sẽ cấp lại số định danh cá nhân khác cho công dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?