Đất đai trong Khu kinh tế quốc phòng được sử dụng như thế nào? Ai có trách nhiệm quản lý đất đai trong Khu kinh tế quốc phòng?
Đất đai trong Khu kinh tế quốc phòng được sử dụng như thế nào?
Việc quản lý đất đai trong Khu kinh tế quốc phòng được quy định tại Điều 28 Nghị định 22/2021/NĐ-CP như sau:
Quản lý đất đai trong Khu kinh tế - quốc phòng
...
2. Khi tiến hành lập hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng, quân khu, quân chủng, binh đoàn có văn bản thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc giao đất quốc phòng, cho thuê đất để thực hiện mục tiêu xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng.
3. Đất trong Khu kinh tế - quốc phòng được sử dụng như sau:
a) Đối với đất được giao cho Đoàn kinh tế - quốc phòng để phát triển kinh tế - xã hội: Đoàn kinh tế - quốc phòng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp tiếp nhận, bồi thường, giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Đối với đất tổ chức sản xuất kinh doanh: Đoàn kinh tế - quốc phòng lập dự án sản xuất, kinh doanh, đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho thuê đất triển khai thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Đối với đất sử dụng vào mục đích quốc phòng: Căn cứ vào quyết định thành lập Đoàn kinh tế - quốc phòng, vị trí đóng quân, kế hoạch và dự án đầu tư được phê duyệt, Đoàn kinh tế - quốc phòng làm thủ tục đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.
Như vậy, theo quy định, đất đai trong Khu kinh tế quốc phòng được sử dụng như sau:
(1) Đối với đất được giao cho Đoàn kinh tế quốc phòng để phát triển kinh tế xã hội: Đoàn kinh tế quốc phòng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp tiếp nhận, bồi thường, giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch xây dựng Khu kinh tế quốc phòng theo quy định của pháp luật về đất đai;
(2) Đối với đất tổ chức sản xuất kinh doanh: Đoàn kinh tế quốc phòng lập dự án sản xuất, kinh doanh, đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho thuê đất triển khai thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đất đai;
(3) Đối với đất sử dụng vào mục đích quốc phòng: Căn cứ vào quyết định thành lập Đoàn kinh tế quốc phòng, vị trí đóng quân, kế hoạch và dự án đầu tư được phê duyệt, Đoàn kinh tế quốc phòng làm thủ tục đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.
Đất đai trong Khu kinh tế quốc phòng được sử dụng như thế nào? (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm quản lý đất đai trong Khu kinh tế quốc phòng?
Việc quản lý đất đai trong Khu kinh tế quốc phòng được quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 22/2021/NĐ-CP như sau:
Quản lý đất đai trong Khu kinh tế - quốc phòng
1. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp với Đoàn kinh tế - quốc phòng quản lý đất đai trong Khu kinh tế - quốc phòng theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Khi tiến hành lập hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng, quân khu, quân chủng, binh đoàn có văn bản thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc giao đất quốc phòng, cho thuê đất để thực hiện mục tiêu xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng.
3. Đất trong Khu kinh tế - quốc phòng được sử dụng như sau:
a) Đối với đất được giao cho Đoàn kinh tế - quốc phòng để phát triển kinh tế - xã hội: Đoàn kinh tế - quốc phòng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp tiếp nhận, bồi thường, giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng theo quy định của pháp luật về đất đai;
...
Như vậy, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp với Đoàn kinh tế quốc phòng quản lý đất đai trong Khu kinh tế quốc phòng theo quy định của pháp luật về đất đai.
Các dự án đầu tư xây dựng Khu kinh tế quốc phòng phải đảm bảo yêu cầu gì?
Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng Khu kinh tế quốc phòng được quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định 22/2021/NĐ-CP như sau:
Xây dựng dự án trong Khu kinh tế - quốc phòng
...
2. Đoàn Kinh tế - quốc phòng là chủ đầu tư có trách nhiệm thành lập Ban quản lý dự án, lập các dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện các dự án trong Khu kinh tế - quốc phòng theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng:
a) Phải phù hợp với kế hoạch của từng Khu kinh tế - quốc phòng đã được phê duyệt;
b) Không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng địa bàn của đơn vị;
c) Căn cứ tính chất, nội dung, nguồn vốn, tiến độ, mục tiêu xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng, chủ đầu tư có thể triển khai một hoặc nhiều dự án đầu tư theo kế hoạch đầu tư trung hạn, hằng năm.
Như vậy, theo quy định, các dự án đầu tư xây dựng Khu kinh tế quốc phòng phải đảm bảo yêu cầu sau đây:
(1) Phải phù hợp với kế hoạch của từng Khu kinh tế - quốc phòng đã được phê duyệt;
(2) Không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng địa bàn của đơn vị;
(3) Căn cứ tính chất, nội dung, nguồn vốn, tiến độ, mục tiêu xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng, chủ đầu tư có thể triển khai một hoặc nhiều dự án đầu tư theo kế hoạch đầu tư trung hạn, hằng năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?