Đất biến động khi chuyển nhượng giải quyết thế nào? Trước khi chuyển nhượng đất biến động có cần đăng ký biến động đất đai không?
Trước khi chuyển nhượng đất biến động có cần đăng ký biến động đất đai không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
"4. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:
a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;"
Thời hạn đăng ký biến động đất đai được thực hiện theo quy định của khoản 6 Điều 95 Luật Đất đai 2013 như sau:
"6. Các trường hợp đăng ký biến động quy định tại các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều này thì trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động; trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế."
Như vậy, người bán nhà đồng nghĩa với chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất thuộc trường hợp phải đăng ký biến động đất đai.
Thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày biến động người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động.
Trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế.
Tải Mẫu đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mới nhất hiện nay tại đây
Đất biến động (Hình từ Internet)
Đất biến động khi chuyển nhượng giải quyết thế nào?
Theo Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình."
Sau khi giao dịch dân sự bị vô hiệu các bên có phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
"Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định."
Đối chiếu quy định trên, như vậy, bên chuyển nhượng biết mà vẫn cố tình giao kết hợp đồng chuyển nhượng thì có thể xem là hành vi lừa dối.
Nếu thuộc trường hợp này anh có thể yêu cầu Tòa án tuyên giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối.
Thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch chuyển nhượng đất biến động vô hiệu quy định như thế nào?
Cần tuân thủ thời hiệu yêu cầu quy định tại Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
"Điều 132. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
1. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các Điều 125, 126, 127, 128 và 129 của Bộ luật này là 02 năm, kể từ ngày:
a) Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch;
b) Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;
c) Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;
d) Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch;
đ) Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức.
2. Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.
3. Đối với giao dịch dân sự quy định tại Điều 123 và Điều 124 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế."
Như vậy, thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch chuyển nhượng đất biến động vô hiệu quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng củ mật là gì? Tháng củ mật là tháng mấy 2025? Tại sao lại gọi tháng Chạp là tháng củ mật?
- Công trình và trang thiết bị phòng thủ dân sự được quy định thế nào? Quy định về việc chuẩn bị lực lượng, trang thiết bị trong phòng thủ dân sự?
- Ký hiệu biển số xe quân sự 2025? Ký hiệu biển số xe của các cơ quan, đơn vị theo Thông tư 69 như thế nào?
- Việc công bố quy hoạch trên phương tiện thông tin đại chúng phải thông qua những hình thức nào?
- Hạch toán chiết khấu thương mại theo Thông tư 200 thế nào? Hướng dẫn hạch toán chiết khấu thương mại?