Mẫu đơn yêu cầu công nhận hiệu lực hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ không công chứng, chứng thực mới nhất?
- Có được yêu cầu Tòa án công nhận hiệu lực hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ không công chứng, chứng thực không?
- Mẫu đơn yêu cầu công nhận hiệu lực hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ không công chứng, chứng thực mới nhất?
- Hướng dẫn điền Mẫu đơn yêu cầu công nhận hiệu lực hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ không công chứng, chứng thực?
Có được yêu cầu Tòa án công nhận hiệu lực hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ không công chứng, chứng thực không?
Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024 thì khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng theo quy định.
Tuy nhiên, theo Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức như sau:
Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
Và tại khoản 1 Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng vô hiệu như sau:
Hợp đồng vô hiệu
1. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.
...
Theo đó, chuyển nhượng QSDĐ không công chứng, chứng thực sẽ bị vô hiệu do không tuân thủ điều kiện có hiệu lực về hình thức.
Tuy nhiên, nếu các bên tham gia chuyển nhượng đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận hiệu lực của hợp đồng đó.
Trong trường hợp này, các bên không cần phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
Như vậy, một bên hoặc các bên tham gia giao kết hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ mà không công chứng, chứng thực theo quy định thì có quyền yêu cầu Tòa án công nhận hiệu lực của hợp đồng nếu một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong hợp đồng đó.
Lưu ý: Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
Mẫu đơn yêu cầu công nhận hiệu lực hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ không công chứng, chứng thực mới nhất? (Hình từ Internet)
Mẫu đơn yêu cầu công nhận hiệu lực hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ không công chứng, chứng thực mới nhất?
Mẫu đơn yêu cầu Tòa án công nhận hiệu lực hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ không công chứng, chứng thực là Mẫu số 01-VDS ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP sau:
Tải về Mẫu đơn yêu cầu công nhận hiệu lực hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ không công chứng, chứng thực
Hướng dẫn điền Mẫu đơn yêu cầu công nhận hiệu lực hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ không công chứng, chứng thực?
Hướng dẫn cách điền mẫu đơn yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Mẫu số 01-VDS ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP như sau:
(1) Ghi loại việc dân sự mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải quyết: "Yêu cầu công nhận hiệu lực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất".
(2) và (5) Ghi tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).
(3) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh và số chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và họ tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó. Nếu là người đại diện theo pháp luật thì sau họ tên ghi "- là người đại diện theo pháp luật của người có quyền yêu cầu” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì ghi "- là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền yêu cầu theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày ………” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu. Trường hợp có nhiều người cùng làm đơn yêu cầu thì đánh số thứ tự 1, 2, 3,... và ghi đầy đủ các thông tin của từng người.
(4) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó tại thời điểm làm đơn yêu cầu (ví dụ: thôn Bình An, xã Phú Cường, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội); nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó tại thời điểm làm đơn yêu cầu (ví dụ: trụ sở tại số 20 phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).
(6) Ghi cụ thể những nội dung mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải quyết.
(7) Ghi rõ lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó.
(8) Ghi rõ họ tên, địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của những người mà người yêu cầu nhận thấy có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó.
(9) Ghi những thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình.
(10) Ghi rõ tên các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu, là bản sao hay bản chính, theo thứ tự 1, 2, 3,… (ví dụ: 1. Bản sao Giấy khai sinh của ông Nguyễn Văn A; 2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của ông Trần Văn B và bà Phạm Thị C;....).
(11) Ghi địa điểm, thời gian làm đơn yêu cầu (ví dụ: Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2018; Hưng Yên, ngày 18 tháng 02 năm 2019).
(12) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.
Trường hợp người yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trường hợp có nhiều người cùng yêu cầu thì cùng ký và ghi rõ họ tên của từng người vào cuối đơn yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động cho thuê lại lao động là gì? Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải báo cáo với cơ quan nào về hoạt động cho thuê lại?
- Mẫu văn bản đề nghị tạm ngừng sử dụng tài khoản đăng ký trực tuyến, mã số sử dụng cơ sở dữ liệu là mẫu nào?
- Tải về mẫu công văn đề nghị gia hạn hợp đồng kinh tế mới nhất hiện nay? Thể thức và kỹ thuật trình bày công văn này thế nào?
- Sổ đăng ký là gì? Việc cập nhật nội dung hủy đăng ký biện pháp bảo đảm vào Sổ đăng ký biện pháp bảo đảm do ai thực hiện?
- Từ 1/1/2025, xây dựng, ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông như thế nào?