Đập trụ đỡ trong công trình thủy lợi là gì? Yêu cầu trong công tác thi công cừ chống thấm cho đập trụ đỡ hiện nay?
Đập trụ đỡ trong công trình thủy lợi là gì?
Tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10401:2015 về Công trình thủy lợi - Đập trụ đỡ - Thi công và nghiệm thu có định nghĩa như sau:
Các thuật ngữ và định nghĩa
3.1. Đập trụ đỡ (Pillar dam)
Là công trình điều tiết bao gồm các trụ bằng bê tông cốt thép có móng cọc cắm sâu vào nền, giữa các trụ là dầm đỡ van liên kết với các trụ, dưới dầm đỡ van và các trụ là cừ chống thấm cắm vào nền, các thanh cừ liên kết kín nước với nhau, đỉnh cừ liên kết với dầm van và trụ, trên dầm van là cửa van kết hợp với các trụ để điều tiết nước (Hình B.1 trong phụ lục B).
3.2. Đập trụ đỡ bệ cao (above ground pillar dam)
Là đập trụ đỡ có đáy trụ pin tựa trên hệ cọc, không tiếp xúc trực tiếp với nền
3.3. Đập trụ đỡ bệ thấp (below ground pillar dam)
Là đập trụ đỡ có đáy bệ trụ tiếp xúc trực tiếp với nền công trình
3.4. Cừ chống thấm (anti seepage structure)
Là các thanh cừ bằng bê tông cốt thép hoặc bằng thép được liên kết với nhau để kín nước
3.5. Dầm đỡ van (bottom beams)
Là bộ phận nằm giữa các trụ pin để đỡ và liên kết kín nước giữa bộ phận chống thấm của nền công trình với cửa van.
3.6. Bê tông bịt đáy (seal bottom sink concrete)
Là lớp đệm bằng bê tông được đổ vào đáy khung vây theo phương pháp đổ bê tông trong nước và có chức năng để phản áp, cứng hóa nền và làm sạch đáy hố móng phục vụ công tác thi công.
Theo tiêu chuẩn nêu trên thì đập trụ đỡ là công trình điều tiết bao gồm các trụ bằng bê tông cốt thép có móng cọc cắm sâu vào nền.
Giữa các trụ là dầm đỡ van liên kết với các trụ, dưới dầm đỡ van và các trụ là cừ chống thấm cắm vào nền, các thanh cừ liên kết kín nước với nhau, đỉnh cừ liên kết với dầm van và trụ, trên dầm van là cửa van kết hợp với các trụ để điều tiết nước.
Đập trụ đỡ trong công trình thủy lợi sẽ bao gồm đập trụ đỡ bệ cao và đập trụ đỡ bệ thấp.
Đập trụ đỡ trong công trình thủy lợi là gì? Yêu cầu trong công tác thi công cừ chống thấm cho đập trụ đỡ hiện nay? (Hình từ Internet)
Công tác chuẩn bị thi công đập trụ đỡ cần phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật nào?
Yêu cầu kỹ thuật trong công tác chuẩn bị thi công đập trụ đỡ bao gồm các yêu cầu tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10401:2015 về Công trình thủy lợi - Đập trụ đỡ - Thi công và nghiệm thu, cụ thể:
Công tác chuẩn bị thi công phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật quy định theo TCVN 4055 : 2012, ngoài ra cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật dưới đây của tiêu chuẩn này;
(1) Phần thi công trên cạn:
- Trước khi thi công phải tiến hành xác định phạm vi mặt bằng xây dựng, nhận bàn giao mốc, định vị tim tuyến công trình theo hồ sơ thiết kế;
- Các công trình tạm (kho xưởng, lán trại, bãi vật liệu) phải được bố trí ngoài phạm vi công trình chính tối thiểu là 5 m. Trong trường hợp mặt bằng thi công chật hẹp có thể sử dụng tạm thời diện tích công trình chính nhưng phải đảm bảo kết thúc sử dụng công trình tạm trước khi xây dựng phần hạng mục công trình tại vị trí đó. Cao độ nền công trình tạm phải đảm bảo không bị ngập nước trong suốt thời gian thi công.
(2) Phần thi công dưới nước:
- Trước khi thi công phải tiến hành rà phá vật cản, chướng ngại vật, xác định phạm vi đảm bảo an toàn khi thi công dưới nước;
- Phạm vi khu vực công trình thi công dưới lòng sông phải được bố trí hệ thống cáp bảo vệ an toàn, có biển báo, chỉ dẫn và phân luồng tàu thuyền qua lại (nếu có) trong suốt quá trình thi công.
- Mặt bằng tập kết máy móc, thiết bị dưới nước được bố trí gần khu vực thi công và phải đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng đến luồng giao thông thủy trong quá trình thi công.
Công tác thi công cừ chống thấm cho đập trụ đỡ phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Việc thi công và nghiệm thu cừ chống thấm tại hiện trường được quy định tại tiết 6.3.2 tiểu mục 6.3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10401:2015 về Công trình thủy lợi - Đập trụ đỡ - Thi công và nghiệm thu như sau:
Thi công và nghiệm thu cừ chống thấm
...
6.3. Thi công và nghiệm thu cừ chống thấm tại hiện trường
6.3.1. Khi thi công cừ chống thấm phải định vị tim tuyến cừ bằng máy kinh vĩ hoặc máy toàn đạc;
6.3.2. Công tác thi công cừ chống thấm cho đập trụ đỡ phải có hệ sàn đạo định vị phục vụ thi công. Trong quá trình thi công cừ, cao độ đỉnh thanh cừ đã thi công trước đó phải được kiểm tra liên tục và đảm bảo không bị dịch chuyển. Khi không có yêu cầu cụ thể trong hồ sơ thiết kế có thể sử dụng phương án neo cừ lên hệ sàn đạo để theo dõi và khống chế cao độ đầu cừ.
6.3.3. Hướng thi công cừ chống thấm nên lựa chọn hợp lý để giảm thiểu số điểm hợp long cừ. Trường hợp không có yêu cầu cụ thể, tuyến cừ chống thấm có thể thi công thành từng phần nhưng phải đảm bảo các thanh cừ ngàm móc liên tục với nhau và được sự đồng ý của chủ đầu tư, tư vấn thiết kế.
6.3.4. Quá trình thi công cừ chống thấm phải tuân thủ theo “Quy trình đóng cọc trong vùng xây chen”;
6.3.5. Các yêu cầu kỹ thuật khi thi công ngoài hiện trường cần phải đáp ứng trong thi công cừ chống thấm quy định theo Bảng 3.
...
Theo đó, công tác thi công cừ chống thấm cho đập trụ đỡ phải có hệ sàn đạo định vị phục vụ thi công.
Trong quá trình thi công cừ, cao độ đỉnh thanh cừ đã thi công trước đó phải được kiểm tra liên tục và đảm bảo không bị dịch chuyển. Khi không có yêu cầu cụ thể trong hồ sơ thiết kế có thể sử dụng phương án neo cừ lên hệ sàn đạo để theo dõi và khống chế cao độ đầu cừ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?