Đào tạo và thời gian đào tạo trình độ cao đẳng nghề theo niên chế được tổ chức và thực hiện như thế nào theo quy định?
Đào tạo trình độ cao đẳng nghề theo niên chế được tổ chức như thế nào?
Tại Điều 20 Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Tổ chức lớp học
Đào tạo theo niên chế được tổ chức theo năm học, một năm học có 2 học kỳ, mỗi học kỳ có ít nhất 15 tuần thực học cộng với thời gian thi kết thúc môn học, mô-đun. Ngoài hai học kỳ chính, hiệu trưởng xem xét quyết định tổ chức thêm kỳ học phụ để người học có điều kiện được học lại, học bù. Mỗi học kỳ phụ có ít nhất 4 tuần thực học cộng với thời gian thi kết thúc môn học, mô-đun.
Như vậy, đào tạo theo niên chế trình độ cao đẳng nghề được tổ chức theo năm học, một năm học có 2 học kỳ, mỗi học kỳ có ít nhất 15 tuần thực học cộng với thời gian thi kết thúc môn học, mô-đun.
Ngoài hai học kỳ chính, hiệu trưởng xem xét quyết định tổ chức thêm kỳ học phụ để người học có điều kiện được học lại, học bù. Mỗi học kỳ phụ có ít nhất 4 tuần thực học cộng với thời gian thi kết thúc môn học, mô-đun.
Đào tạo trình đô cao đẳng nghề theo niên chế
Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng nghề theo niên chế được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Chương trình và thời gian đào tạo
...
2. Thời gian đào tạo là thời gian để người học hoàn thành một chương trình đào tạo cụ thể và đủ điều kiện để nhận bằng tốt nghiệp tương ứng với chương trình đào tạo đó, cụ thể:
...
c) Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo niên chế được thực hiện từ hai đến ba năm học tùy theo ngành, nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tốt nghiệp trung cấp và có giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hoặc giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định;
Như vậy, thời gian đào tạo trình độ cao đẳng nghề theo niên chế được thực hiện từ hai đến ba năm học tùy theo ngành, nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tốt nghiệp trung cấp và có giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hoặc giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định;
Xếp loại kết quả học tập đào tạo trình độ cao đẳng nghề theo niên chế được quy định như thế nào?
Tại Điều 21 Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH quy định cụ thể:
Xếp loại kết quả học tập
1. Sau mỗi học kỳ hoặc năm học, người học được xếp loại kết quả học tập theo thang điểm 10 như sau:
a) Loại xuất sắc: từ 9,0 đến 10;
b) Loại giỏi: từ 8,0 đến 8,9;
c) Loại khá: từ 7,0 đến 7,9;
d) Loại trung bình: từ 5,0 đến 6,9;
đ) Loại yếu: dưới 5,0.
2. Người học có điểm đạt loại giỏi trở lên bị hạ xuống một mức xếp loại nếu thuộc một hoặc nhiều trường hợp sau:
a) Bị nhà trường kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong học kỳ hoặc năm học được xếp loại kết quả học tập;
b) Có 01 môn học hoặc mô-đun trong học kỳ, năm học phải thi lại đối với loại xuất sắc; có 02 môn học hoặc mô-đun trở lên trong học kỳ, năm học phải thi lại đối với loại giỏi (không tính môn học điều kiện; môn học, mô-đun được tạm hoãn học hoặc được miễn trừ).
3. Kết quả học tập trong học kỳ phụ được gộp vào kết quả học tập trong học kỳ chính để xếp loại.
Do đó, xếp loại kết quả học tập đào tạo trình độ cao đẳng nghề theo niên chế được quy định như sau:
- Sau mỗi học kỳ hoặc năm học, người học được xếp loại kết quả học tập theo thang điểm 10 như sau:
+ Loại xuất sắc: từ 9,0 đến 10;
+ Loại giỏi: từ 8,0 đến 8,9;
+ Loại khá: từ 7,0 đến 7,9;
+ Loại trung bình: từ 5,0 đến 6,9;
+ Loại yếu: dưới 5,0.
- Người học có điểm đạt loại giỏi trở lên bị hạ xuống một mức xếp loại nếu thuộc một hoặc nhiều trường hợp sau:
+ Bị nhà trường kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong học kỳ hoặc năm học được xếp loại kết quả học tập;
+ Có 01 môn học hoặc mô-đun trong học kỳ, năm học phải thi lại đối với loại xuất sắc; có 02 môn học hoặc mô-đun trở lên trong học kỳ, năm học phải thi lại đối với loại giỏi (không tính môn học điều kiện; môn học, mô-đun được tạm hoãn học hoặc được miễn trừ).
- Kết quả học tập trong học kỳ phụ được gộp vào kết quả học tập trong học kỳ chính để xếp loại.
Lưu ý: Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH không áp dụng đối với việc tổ chức đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng sư phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?