Danh sách thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hiện nay? Sẽ bổ sung quy định về quyền hạn của Hội đồng Thẩm phán TANDTC?

Danh sách thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hiện nay gồm những ai? - Câu hỏi của anh Vinh tại Long An.

Danh sách thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hiện nay?

Hiện nay, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gồm 16 thành viên sau:

- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao: Nguyễn Hòa Bình.

- Các Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:

+ Nguyễn Văn Du

+ Nguyễn Trí Tuệ

+ Nguyễn Văn Tiến

+ Dương Văn Thăng

- Các thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:

+ Nguyễn Văn Thuân

+ Phạm Quốc Hưng

+ Lương Ngọc Trâm

+ Trần Văn Cò

+ Ngô Hồng Phúc

+ Lê Văn Minh

+ Ngô Tiến Hùng

+ Trần Hồng Hà

+ Nguyễn Văn Dũng

+ Đào Thị Minh Thủy

+ Nguyễn Biên Thùy

Danh sách thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hiện nay? Sẽ bổ sung quy định về quyền hạn của Hội đồng Thẩm phán TANDTC?

Danh sách thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hiện nay? Sẽ bổ sung quy định về quyền hạn của Hội đồng Thẩm phán TANDTC? (Hình từ Internet)

Đề xuất bổ sung quy định về quyền hạn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như thế nào?

Hiện nay, tại khoản 2 Điều 22 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là:

- Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng;

- Ban hành nghị quyết hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật;

- Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử;

- Thảo luận, góp ý kiến đối với báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác của Tòa án nhân dân để trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước;

- Tham gia ý kiến đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết để trình Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội;

- Thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và dự thảo văn bản pháp luật giữa Tòa án nhân dân tối cao với cơ quan có liên quan theo quy định của Luật ban hành văn bản pháp luật.

Mới nhất tại Điều 32 Đề cương dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức tòa án (tại đây) thì Tòa án nhân dân tối cao có đề xuất liên quan về quyền hạn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như sau:

Bổ sung nhiệm vụ xem xét, quyết định các văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội theo đề nghị của của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

Theo đó, ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014. Thì sắp tới, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có thể được xem xét, quyết định các văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội theo đề nghị của của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

Số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 22 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014quy định:

Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1. Số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không dưới mười ba người và không quá mười bảy người; gồm Chánh án, các Phó Chánh án Tòa nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng;
b) Ban hành nghị quyết hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật;
c) Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử;
d) Thảo luận, góp ý kiến đối với báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác của Tòa án nhân dân để trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước;
đ) Tham gia ý kiến đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết để trình Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội;
e) Thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và dự thảo văn bản pháp luật giữa Tòa án nhân dân tối cao với cơ quan có liên quan theo quy định của Luật ban hành văn bản pháp luật.
3. Phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi thảo luận, thông qua nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
4. Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là quyết định cao nhất, không bị kháng nghị.

Theo đó, số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không dưới mười ba người và không quá mười bảy người.

Thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gồm Chánh án, các Phó Chánh án Tòa nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gồm có bao nhiêu người? Bao gồm những ai?
Pháp luật
Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có bị kháng nghị không?
Pháp luật
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm bao nhiêu Thẩm phán?
Pháp luật
Phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét kiến nghị trong vụ án hành chính được tiến hành theo trình tự nào?
Pháp luật
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét kiến nghị, đề nghị trong tố tụng dân sự theo trình tự như thế nào?
Pháp luật
Danh sách thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hiện nay? Sẽ bổ sung quy định về quyền hạn của Hội đồng Thẩm phán TANDTC?
Pháp luật
Đối với quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trong vụ án hình sự thì Kiểm sát viên cấp nào phải báo cáo xem xét kiến nghị?
Pháp luật
Nghiên cứu quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trong vụ án hình sự để xem xét kiến nghị thì Kiểm sát viên cần nghiên cứu những nội dung nào?
Pháp luật
Phiên họp xem xét kiến nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trong vụ án hình sự thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể ủy quyền cho ai tham gia?
Pháp luật
Phiên họp xem xét kiến nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trong vụ án hình sự thì mọi diễn biến được ghi biên bản và lưu hồ sơ kiểm sát đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao
7,263 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào