Danh sách các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá sau bão Yagi? Bản tin sạt lở đất đá do mưa lũ ban hành khi nào?
Danh sách các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá sau bão Yagi? Bản tin sạt lở đất đá do mưa lũ ban hành khi nào?
Theo Tin cuối cùng về BÃO SỐ 3 (YAGI); CẢNH BÁO mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất các khu vực tỉnh Bắc bộ có nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều huyện.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy: Cấp 1, riêng Yên Bái, Lạng Sơn, Sơn La, Lào Cai, Bắc Kạn, Hòa Bình, Quảng Ninh và Thái Nguyên: cấp 2.
Cảnh báo tác động của lũ quét, sạt lở, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy: Lũ quét, sạt lở đất có thể gây tác động rất xấu đến môi trường, uy hiếp tính mạng của người dân; gây tắc nghẽn giao thông cục bộ, làm ảnh hưởng tới quá trình di chuyển của các phương tiện; phá hủy các công trình dân sinh, kinh tế gây thiệt hại cho các hoạt động sản xuất, hoạt động kinh tế - xã hội.
>>> Xem chi tiết các Danh sách các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá sau bão Yagi Tại Đây.
Theo Điều 14 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg, bản tin sạt lở đất đá do mưa lũ sẽ được ban hành vào những thời điểm sau:
- Phát hiện mưa lớn có khả năng gây lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất trên khu vực cảnh báo;
- Phát hiện các hiện tượng bất thường khác như nguy cơ cao vỡ đê, vỡ đập, vỡ hồ chứa, xả lũ có khả năng gây lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất trên khu vực cảnh báo.
Danh sách các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá sau bão Yagi? (Hình từ Internet)
Tin cảnh báo sạt lở đất đá do mưa lũ bao gồm những nội dung gì?
Tại Điều 15 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg có quy định về nội dung tin cảnh báo sạt lở đất đá như sau:
Nội dung tin dự báo, cảnh báo mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy
...
6. Tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy
a) Tiêu đề Tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất kèm theo tên khu vực, địa điểm báo tin;
b) Tình hình mưa trên lưu vực trong 6 giờ qua;
c) Cảnh báo mưa trong thời gian tiếp theo;
d) Cảnh báo các vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy (nếu có);
đ) Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ quét, sạt lở đất theo quy định tại Điều 4 và Điều 46 Quyết định này;
e) Thời gian ban hành bản tin;
g) Tên và chữ ký của người chịu trách nhiệm ban hành bản tin.
Theo đó, tin cảnh báo sạt lở đất đá do mưa lũ bao gồm những nội dung sau:
(1) Tiêu đề Tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất kèm theo tên khu vực, địa điểm báo tin;
(2 Tình hình mưa trên lưu vực trong 6 giờ qua;
(3) Cảnh báo mưa trong thời gian tiếp theo;
(4) Cảnh báo các vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy (nếu có);
(5) Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ quét, sạt lở đất theo quy định tại Điều 4 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg và Điều 46 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg;
- Thời gian ban hành bản tin;
- Tên và chữ ký của người chịu trách nhiệm ban hành bản tin.
Tình trạng sạt lở đất đá có được xem là thiên tai hay không?
Căn cứ Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quyết định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
28. Ngập lụt là hiện tượng mặt đất bị ngập nước do ảnh hưởng của mưa lớn, lũ, triều cường, nước biển dâng.
29. Sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán là hiện tượng đất, đá bị sạt, trượt, lở do tác động của các điều kiện nêu trên.
30. Sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán là hiện tượng đất bị tụt xuống thấp hơn so với khu vực xung quanh do tác động của các điều kiện nêu trên.
...
Theo quy định thì Sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán là hiện tượng đất, đá bị sạt, trượt, lở do tác động của các điều kiện nêu trên.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020) thì thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm:
- Bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt;
- Sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán;
- Nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.
Như vậy, tình trạng sạt lở đất đá được xem là thiên tai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?