Danh mục hệ thống các tài khoản kế toán loại 1? Nguyên tắc kế toán đối với tài khoản loại 1 cho các hoạt động xã hội, từ thiện?

Cho tôi hỏi về các tài khoản loại 1 có bao nhiêu loại tài khoản? Nguyên tắc kế toán loại 1 được thực hiện cho các hoạt động xã hội, từ thiện như thế nào? Cảm ơn!

Nguyên tắc kế toán loại 1 đối với hoạt động xã hội, từ thiện?

Căn cứ Mục A Phần II Phụ lục 01 ban hành kèm Thông tư 41/2022/TT-BTC quy định về nguyên tắc kế toán loại 1 như sau:

"1- Loại tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động các loại tiền, các khoản đầu tư tài chính, các khoản phải thu và hàng tồn kho của đơn vị
2- Các loại tiền tại đơn vị bao gồm tiền mặt (tiền Việt Nam, các loại ngoại tệ) và tiền gửi ở ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước hiện có tại đơn vị.
3- Kế toán vốn bằng tiền phải sử dụng thống nhất đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam. Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng Việt Nam để ghi sổ kế toán.
- Tại những đơn vị có nhập quỹ tiền mặt hoặc có gửi vào tài khoản tại Ngân hàng bằng ngoại tệ thì phải được quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi sổ kế toán;
- Khi xuất quỹ bằng ngoại tệ hoặc rút ngoại tệ gửi ngân hàng thì quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái đã phản ánh trên sổ kế toán theo một trong hai phương pháp: Bình quân gia quyền; Giá thực tế đích danh. Các loại ngoại tệ phải được quản lý chi tiết theo từng nguyên tệ.
4- Đối với các khoản đầu tư tài chính phải phản ảnh chi tiết theo từng loại đầu tư theo giá thực tế mua (giá gốc).
5- Mọi khoản phải thu của đơn vị phải được theo dõi chi tiết theo từng nội dụng phải thu, cho từng đối tượng thu, từng lần phải thanh toán,... và phải theo dõi chặt chẽ, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thu hồi nợ, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn.
Đối với những khách hàng nợ mà đơn vị có quan hệ giao dịch, thanh toán thường xuyên hoặc có số dư nợ lớn, cuối kỳ kế toán cần phải lập bảng kê nợ, đổi chiêu, kiểm tra, xác nhận nợ và có kế hoạch thu hồi kịp thời, tránh tình trạng khó đọng chiếm dụng vốn.
"6- Việc phân loại các khoản phải thu được thực hiện theo nguyên tắc:
a) Phải thu của khách hàng là các khoản phải thu phát sinh từ các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ:
b) Các khoản thuế GTGT được khấu trừ phản ánh số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ được khấu trừ,
c) Phải thu nội bộ gồm các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên với đơn vị cấp dưới trực thuộc mà đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân, hạch toán phụ thuộc (không phải lập báo cáo tài chính gửi ra bên ngoài); Khoản phải thu giữa các đơn vị kế toán khác nhau nhưng có mối quan hệ cấp trên, cấp dưới trong cùng một hệ thống mà đơn vị kế toán cấp trên phải có trách nhiệm tổng hợp bảo cáo tài chính từ các đơn vị kế toán cấp dưới trực thuộc.
d) Phải thu khác gồm các khoản phải thu không liên quan đến các giao dịch bản hàng như phải thu về lãi đầu tư tài chính, lãi tiền gửi, cổ tức/lợi nhuận được chia, tài sản thiểu chờ xử lý và khác.
7- Các khoản tạm ứng là các khoản phải thu về số đã tạm ứng cho người lao động của đơn vị.
8- Hàng tồn kho của đơn vị bao gồm các loại nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng cho hoạt động của đơn vị, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và các loại thành phẩm, hàng hóa.
9. Hàng tồn kho được xác định và ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Nguyên tắc xác định giá gốc hàng tồn kho được quy định cụ thể cho từng loại vật tư, hàng hóa, theo nguồn hình thành và thời điểm tính giá.
10- Kế toán hàng tồn kho phải thực hiện đồng thời kế toán chi tiết về giá trị và quản lý chi tiết hiện vật theo từng thứ, từng loại, từng mặt hàng, theo từng mục đích sử dụng nhằm đảm bảo sự khớp đúng cả về giá trị và hiện vật. Tất cả nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá khi nhận đều phải được kiểm tra, giao nhận cả về mặt số lượng và chất lượng.
11- Các khoản thuế không được hoàn lại được tính vào giá trị hàng tồn kho như: Thuế GTGT đầu vào của hàng tồn kho không được khấu trừ, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường phải nộp khi mua hàng tồn kho.
12- Đối với các loại hiện vật nhận được từ các nhà hảo tâm tài trợ, chờ bán lấy tiền phục vụ cho hoạt động tài trợ, viện trợ (ví dụ như vàng, bạc, đá quý,...), căn cứ vào chứng từ khi nhận hiện vật, kế toán chỉ thực hiện ghi chép, theo dõi trên các tài khoản ngoài bằng mà không hạch toán vào các tài khoản hàng tồn kho.
13- Trường hợp bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là chi phí trong kỳ phù hợp với doanh thu.
14- Khi xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ, có thể áp dụng theo một trong các phương pháp sau: phương pháp tính theo giả đích danh, phương pháp binh quân gia quyền, phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO).
15- Hạch toán chi tiết hàng tồn kho phải thực hiện đồng thời ở bộ phận quản lý hiện vật và phòng kế toán. Định kỳ, kế toán và bộ phận quản lý hiện vật phải đối chiếu về số lượng nhập, xuất, tồn kho từng loại hàng tồn kho. Trường hợp phát hiện chênh lệch, phải xác định nguyên nhân và báo ngay cho kế toán trường hoặc phụ trách kế toán và thủ trưởng đơn vị biết để kịp thời có biện pháp xử lý.
Cuối kỳ kế toán, phải xác định số nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa tồn kho thực tế. Thực hiện đối chiếu giữa sổ kế toán với sổ kho, giữa số liệu trên sổ kế toán với số liệu thực tế tồn kho."

Có 13 loại tài khoản theo tài khoản loại I và nguyên tắc kế toán đối với tài khoản loại I như thế nào?

Danh mục hệ thống các tài khoản kế toán loại 1? Nguyên tắc kế toán đối với tài khoản loại 1 cho các hoạt động xã hội, từ thiện? (Hình từ internet)

Có bao nhiêu tài khoản loại 1 trong hoạt động xã hội, từ thiện?

Căn cứ Mục A Phần II Phụ lục 01 ban hành kèm Thông tư 41/2022/TT-BTC quy định về 13 loại tài khoản kế toán loại 1 như sau:

"Tài khoản Loại 1 có 13 tài khoản:
- Tài khoản 111- Tiền mặt;
- Tài khoản 112- Tiền gửi ngân hàng, kho bạc;
- Tài khoản 121- Đầu tư tài chính;
- Tài khoản 131- Phải thu khách hàng;
- Tài khoản 133- Thuế GTGT được khấu trừ;
- Tài khoản 136- Phải thu nội bộ;
- Tài khoản 138- Phải thu khác;
- Tài khoản 141- Tạm ứng;
- Tài khoản 152- Nguyên liệu, vật liệu;
- Tài khoản 153 - Công cụ, dụng cụ
- Tài khoản 154. Chi phí sản xuất kinh doanh, dịch vụ dở dang
- Tài khoản 155- Thành phẩm;
- Tài khoản 156- Hàng hóa."

Như vậy, có 13 loại tài khoản Loại 1 được quy định như trên.

Danh mục cụ thể hệ thống các tài khoản kế toán Loại 1 cho các hoạt động xã hội, từ thiện?

Căn cứ Mục I Phụ lục 01 ban hành kèm Thông tư 41/2022/TT-BTC quy định như sau:

Như vậy, danh mục hệ thống tài khoản kế toán Loại 1 được quy định như trên.

Thông tư 41/2022/TT-BTC có hiệu lực từ 01/9/2022.

Từ thiện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nguyên tắc tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện?
Pháp luật
Hiện nay có bắt buộc phải cung cấp thông tin của khách hàng trong việc sao kê tiền từ thiện hay không?
Pháp luật
Danh mục hệ thống các tài khoản kế toán loại 1? Nguyên tắc kế toán đối với tài khoản loại 1 cho các hoạt động xã hội, từ thiện?
Pháp luật
Nguyên tắc mở sổ kế toán để vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện bằng tiền mặt hoặc hiện vật?
Pháp luật
Đơn vị thực hiện hoạt động xã hội, từ thiện phải lập báo cáo tài chính khi nào? Thời hạn nộp và công khai báo cáo tài chính là bao lâu?
Pháp luật
Có được dùng mực đỏ để ghi sổ kế toán cho hoạt động xã hội, từ thiện không? Nguyên tắc, thời gian thực hiện khóa sổ kế toán như thế nào?
Pháp luật
Cá nhân vận động, tiếp nhận và sử dụng tiền từ thiện để thực hiện hoạt động xã hội phải lập báo cáo thu, chi và công khai số liệu sau mỗi đợt từ thiện?
Pháp luật
Phân loại hệ thống các tài khoản kế toán? Nguyên tắc thực hiện kế toán đối với hoạt động xã hội, từ thiện là gì?
Pháp luật
Nguyên tắc kế toán tài khoản 411 - nguồn vốn góp của các tổ chức, cơ quan, đơn vị có tổ chức kế toán riêng cho các hoạt động xã hội, từ thiện?
Pháp luật
Hệ thống các tài khoản kế toán Loại 3? Nguyên tắc kế toán đối với tài khoản Loại 3 cho hoạt động xã hội, từ thiện?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Từ thiện
6,201 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Từ thiện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Từ thiện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào