Danh lam thắng cảnh cần đáp ứng những tiêu chí gì? Danh lam thắng cảnh thuộc trong di tích phân thành mấy loại và được xếp hạng như thế nào?

Tôi đang tìm hiểu những thông tin về danh lam thắng cảnh của Việt Nam mình thì cần có những tiêu chí gì? Để xếp hạng danh lam thắng cảnh thì phân thành mấy loại, mỗi loại có quy định thế nào? Và ai là người có thẩm quyền xếp hạng đối với danh lam thắng cảnh?

Danh lam thắng cảnh

Danh lam thắng cảnh cần đáp ứng những tiêu chí nào? (Hình từ Internet)

Danh lam thắng cảnh cần đáp ứng những tiêu chí nào?

Theo khoản 4 Điều 4 Luật Di sản văn hóa 2001 có giải thích về danh lam thắng cảnh như sau:

"Điều 4
...
4. Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học."

Theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Di sản văn hóa 2001, danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau đây:

"Điều 28
...
2. Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau đây:
a) Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu;
b) Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất."

Vậy muốn được xếp hạng là danh lam thắng cảnh phải bảo đảm các yêu cầu, tiêu chí theo quy định trên.

Danh lam thắng cảnh được phân thành mấy loại và được xếp hạng như thế nào?

Tại Điều 29 Luật Di sản văn hóa 2001 được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009 quy định về xếp hạng của các di tích như sau:

“Điều 29. Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi chung là di tích) được xếp hạng như sau:
1. Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương, bao gồm:
a) Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của địa phương hoặc gắn với nhân vật có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;
b) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị trong phạm vi địa phương;
c) Địa điểm khảo cổ có giá trị trong phạm vi địa phương;
d) Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị trong phạm vi địa phương.
2. Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia, bao gồm:
a) Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân, nhà hoạt động chính trị, văn hóa, nghệ thuật, khoa học nổi tiếng có ảnh hưởng quan trọng đối với tiến trình lịch sử của dân tộc;
b) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam;
c) Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của văn hóa khảo cổ;
d) Cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù.
3. Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia, bao gồm:
a) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện đánh dấu bước chuyển biến đặc biệt quan trọng của lịch sử dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu có ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình lịch sử của dân tộc;
b) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị đặc biệt đánh dấu các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam;
c) Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển văn hóa khảo cổ quan trọng của Việt Nam và thế giới;
d) Cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị đặc biệt của quốc gia hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù nổi tiếng của Việt Nam và thế giới.”

Theo đó, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi chung là di tích) phân thành 03 loại đó là di tích cấp tỉnh, di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt.

Đồng thời những loại di tích này được xếp hạng như sau: Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương, di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia.

Đặc điểm chung của 03 loại di tích này là công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú, cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật

Ai có thẩm quyền xếp hạng danh lam thắng cảnh thuộc trong di tích?

Theo khoản 1 Điều 30 Luật Di sản văn hóa 2001 được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009 quy định về thẩm quyền quyết định xếp hạng danh lam thắng cảnh như sau:

“Điều 30
1. Thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh, cấp bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh;
b) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích quốc gia, cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia;
c) Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; quyết định việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc xem xét đưa di tích tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục di sản thế giới.
2. Trong trường hợp di tích đã được xếp hạng mà sau đó có đủ căn cứ xác định là không đủ tiêu chuẩn hoặc bị huỷ hoại không có khả năng phục hồi thì người có thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích nào có quyền ra quyết định huỷ bỏ xếp hạng đối với di tích đó."

Như vậy, thẩm quyền xếp hạng danh lam thắng cảnh sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh, cấp bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh;

- Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích quốc gia, cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia;

- Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; quyết định việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc xem xét đưa di tích tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục di sản thế giới.

Danh lam thắng cảnh
Di tích
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Căn cứ xác định mức thu phí thăm quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, bảo tàng của HĐND cấp tỉnh được quy định như thế nào?
Pháp luật
Trách nhiệm của các cá nhân là chủ sở hữu di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là gì?
Pháp luật
Hoạt động lấn biển mà có phần diện tích khu vực danh lam thắng cảnh thì có được thực hiện hay không?
Pháp luật
Mức thu phí thăm quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2024 mới nhất ra sao?
Pháp luật
Danh lam thắng cảnh (di tích) được xem là di sản văn hóa phi vật thể hay di sản văn hóa vật thể theo quy định?
Pháp luật
Những nơi gắn với các sự kiện lịch sử của đất nước thì đều được xem là di tích lịch sử - văn hóa phải không?
Pháp luật
Danh lam thắng cảnh được xác định là di sản thiên nhiên trong trường hợp nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Phá hoại di tích danh thắng cấp quốc gia đặc biệt trong quá trình thực hiện công trình xây dựng thì chủ đầu tư bị phạt mấy năm tù?
Pháp luật
Danh lam thắng cảnh Việt Nam là gì? Xếp hạng danh lam thắng cảnh Việt Nam được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng danh lam thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng có giá trị 500.000.000 đồng thì truy cứu trách nhiệm như thế nào?
Pháp luật
Theo quy định thì khu vực bảo vệ di tích gồm những khu vực nào? Nguyên tắc để xác định phạm vi và cắm mốc giới các khu vực bảo vệ di tích được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Danh lam thắng cảnh
4,748 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Danh lam thắng cảnh Di tích

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Danh lam thắng cảnh Xem toàn bộ văn bản về Di tích

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào