Đánh giá tiêu chí an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất muối được hướng dẫn thực hiện như thế nào?
Tiêu chí đánh giá an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất muối là những tiêu chí nào? Có bao nhiêu mức lỗi an toàn thực phẩm?
Căn cứ theo nội dung của mẫu BB 2.8 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT, các tiêu chí được dùng để đánh giá an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất muối bao gồm:
(1) Địa điểm cơ sở sản xuất muối
- Có địa điểm, diện tích thích hợp, phù hợp với kế hoạch sử dụng đất của địa phương, tách biệt với khu vực ô nhiễm môi trường được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố;
- Có các khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp bệnh viện;
(2) Trang thiết bị sản xuất (phù hợp để sản xuất, vận chuyển sản phẩm; trang thiết bị trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm: không thấm nước, không gây độc cho sản phẩm, dễ làm vệ sinh…)
(3) Nước cấp đảm bảo phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển QCVN 10-MT:2015/BTNMT
(4) Xử lý chất thải
(5) Người trực tiếp sản xuất muối, điều kiện vệ sinh
+ Người trực tiếp sản xuất muối, điều kiện vệ sinh bảo đảm sức khỏe để sản xuất; được tập huấn kiến thức về ATTP;
+ Có khu vực thay bảo hộ lao động;
+ Có đủ nhà vệ sinh ở vị trí thích hợp;
+ Có quy định và thực hiện đúng quy định về vệ sinh…
(6) Ghi chép và truy xuất nguồn gốc.
Đối với các mức độ lỗi, tiểu mục 1 Mục I mẫu BB 2.8 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT xác định có 03 mức độ lỗi.
Cụ thể như sau:
- Lỗi nghiêm trọng (Se):
Là sai lệch so với quy chuẩn kỹ thuật, gây mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng.
- Lỗi nặng (Ma):
Là sai lệch so với quy chuẩn kỹ thuật, nếu kéo dài sẽ gây mất an toàn thực phẩm nhưng chưa tới mức nghiêm trọng.
- Lỗi nhẹ (Mi):
Là sai lệch so với quy chuẩn kỹ thuật, có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm hoặc gây trở ngại cho việc kiểm soát an toàn thực phẩm nhưng chưa đến mức nặng.
Đánh giá tiêu chí an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất muối được hướng dẫn thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc thẩm định an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất muối ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Mục II mẫu BB 2.8 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT.
Nguyên tắc thẩm định an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất muối bao gồm:
STT | Nguyên tắc |
1 | Không được bổ sung hoặc bỏ bớt nội dung, mức đánh giá đã được quy định trong mỗi nhóm chỉ tiêu. |
2 | Với mỗi chỉ tiêu, chỉ xác định mức sai lỗi tại các cột có ký hiệu [ ], không được xác định mức sai lỗi vào cột không có ký hiệu [ ]. |
3 | Dùng ký hiệu X hoặc đánh dấu vào các vị trí mức đánh giá đã được xác định đối với mỗi nhóm chỉ tiêu. |
4 | Kết quả đánh giá tổng hợp chung của một nhóm chỉ tiêu là mức đánh giá cao nhất của chỉ tiêu trong nhóm, thống nhất ghi như sau: Ac (Đạt), Mi (Lỗi nhẹ), Ma (Lỗi nặng), Se (Lỗi nghiêm trọng). |
5 | Phải diễn giải chi tiết sai lỗi đã được xác định cho mỗi nhóm chỉ tiêu và thời hạn cơ sở phải khắc phục sai lỗi đó. Đối với nhóm chỉ tiêu không đánh giá cần ghi rõ lý do trong cột ‘Diễn giải sai lỗi và thời hạn khắc phục” |
Hướng dẫn đánh giá tiêu chí đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất muối như thế nào?
Việc đánh giá tiêu chí an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất muối được hướng dẫn tại tiểu mục C Mục II mẫu BB 2.8 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT.
Cụ thể:
- Địa điểm của cơ sở sản xuất muối
+ Đạt: Xa khu vực chứa, xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải và các nguồn gây độc hại từ hoạt động của các ngành kinh tế khác, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với muối.
+ Lỗi nặng: Đất sản xuất muối không phù hợp với kế hoạch sử dụng đất làm muối của địa phương.
+ Lỗi nghiêm trọng: Gần khu vực chứa, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện gây mất an toàn thực phẩm đối với muối.
-Trang thiết bị sản xuất, vân chuyển sản phẩm; trang thiết bị trực tiếp với sản phẩm
+ Đạt: không thấm nước, không gây độc cho sản phẩm, dễ làm vệ sinh
+ Lỗi nhẹ: Khó làm vệ sinh
+ Lỗi nặng: gây độc cho sản phẩm
- Nước cấp
+ Đạt: Nguồn nước không bị ảnh hưởng bởi các nguồn xả thải của khu dân cư/bệnh viện/khu công nghiệp, đảm bảo các yêu cầu về an toàn thực phẩm đối với muối. Phù hợp với phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển QCVN 10-MT:2015/BTNMT
+ Lỗi nặng: Nguồn nước bị ảnh hưởng bởi nguồn xả thải của khu dân cư/bệnh viện/khu công nghiệp gây mất an toàn thực phẩm đối với sản xuất muối, không phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển QCVN 10-MT:2015/BTNMT
- Xử lý chất thải
+ Đạt: Có nơi chứa, xử lý chất thải không làm ảnh hưởng đến môi trường.
+ Lỗi nặng: Không có nơi chứa, xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường.
- Người trực tiếp sản xuất
+ Đạt: Người trực tiếp sản xuất bảo đảm sức khỏe để sản xuất (có giấy khám sức khỏe hàng năm), có kiến thức về an toàn thực phẩm, được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo quy định.
+ Lỗi nhẹ: Công nhân không có giấy khám sức khỏe hoặc được trang bị bảo hộ lao động nhưng không đầy đủ hoặc cả hai trường hợp.
+ Lỗi nặng: Không bố trí khu vệ sinh ở vị trí thích hợp, gây ô nhiễm môi trường.
- Ghi chép, truy xuất nguồn gốc
+ Đạt: Ghi chép hoạt động sản xuất từ khâu lấy nước biển đến khi thu hoạch muối.
+ Lỗi nhẹ: Có ghi chép nhưng không đầy đủ thông tin.
+ Lỗi nặng: Không có nhật ký hoặc không ghi chép hoạt động sản xuất muối
Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT chính thức có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?