Đánh giá năng lực của chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý trong kinh doanh cần được hoạch định và quá trình đánh giá năng lực cần bao gồm những bước nào?
- Các chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý trong kinh doanh cần có những kiến thức và kỹ năng nào?
- Kiến thức và kỹ năng chung của chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý trong kinh doanh được quy định như thế nào?
- Đánh giá năng lực của chuyên gia đánh giá cần được hoạch định và quá trình đánh giá năng lực cần bao gồm những bước nào?
Các chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý trong kinh doanh cần có những kiến thức và kỹ năng nào?
Căn cứ theo tiết 7.2.3 tiểu mục 7.2 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 19011:2018 quy định như sau:
7 Năng lực và đánh giá năng lực của chuyên gia đánh giá
...
7.2 Xác định năng lực của chuyên gia đánh giá
...
7.2.3 Kiến thức và kỹ năng
7.2.3.1 Khái quát
Các chuyên gia đánh giá cần có:
a) kiến thức và kỹ năng cần thiết để đạt được kết quả dự kiến của các cuộc đánh giá mà họ được kỳ vọng thực hiện;
b) năng lực chung và trình độ hiểu biết, kỹ năng trong các lĩnh vực và chuyên ngành cụ thể.
Trưởng đoàn đánh giá cần có thêm kiến thức và kỹ năng cần thiết để dẫn dắt đoàn đánh giá.
...
Theo đó, các chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý trong kinh doanh cần có những kiến thức và kỹ năng sau:
- Kiến thức và kỹ năng cần thiết để đạt được kết quả dự kiến của các cuộc đánh giá mà họ được kỳ vọng thực hiện;
- Năng lực chung và trình độ hiểu biết, kỹ năng trong các lĩnh vực và chuyên ngành cụ thể.
Trưởng đoàn đánh giá cần có thêm kiến thức và kỹ năng cần thiết để dẫn dắt đoàn đánh giá.
Chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý trong kinh doanh (Hình từ Internet)
Kiến thức và kỹ năng chung của chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý trong kinh doanh được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiết 7.2.3 tiểu mục 7.2 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 19011:2018 quy định như sau:
7 Năng lực và đánh giá năng lực của chuyên gia đánh giá
...
7.2 Xác định năng lực của chuyên gia đánh giá
...
7.2.3 Kiến thức và kỹ năng
...
7.2.3.2 Kiến thức và kỹ năng chung của chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý
Chuyên gia đánh giá cần có kiến thức và kỹ năng trong các lĩnh vực được nêu dưới đây.
a) Các nguyên tắc, quá trình và phương pháp đánh giá: kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này giúp chuyên gia đánh giá đảm bảo các cuộc đánh giá được thực hiện một cách nhất quán và có hệ thống.
Chuyên gia đánh giá cần có khả năng:
- hiểu về các loại rủi ro và cơ hội liên quan đến đánh giá và các nguyên tắc của cách tiếp cận dựa trên rủi ro đối với đánh giá;
- hoạch định và tổ chức công việc một cách hiệu lực;
- thực hiện đánh giá trong khoảng thời gian đã thống nhất;
- ưu tiên và chú trọng vào các vấn đề quan trọng;
- trao đổi thông tin có hiệu lực, bằng lời và văn bản (tự thực hiện hoặc thông qua việc sử dụng phiên dịch);
- thu thập thông tin thông qua phỏng vấn, nghe, quan sát và xem xét một cách hiệu lực thông tin dạng văn bản, kể cả các hồ sơ và dữ liệu;
- hiểu về sự thích hợp và hệ quả của việc sử dụng các kỹ thuật lấy mẫu để đánh giá;
- hiểu và xem xét các ý kiến của chuyên gia kỹ thuật;
- đánh giá một quá trình từ bắt đầu đến kết thúc, bao gồm cả các mối tương quan với các quá trình và các chức năng khác, nếu thích hợp;
- kiểm tra xác nhận sự liên quan và tính chính xác của thông tin thu thập được;
- xác nhận sự đầy đủ và thích hợp của bằng chứng đánh giá để hỗ trợ các phát hiện và kết luận đánh giá;
- đánh giá những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tính tin cậy của các phát hiện và kết luận đánh giá;
- lập thành văn bản các hoạt động và các phát hiện đánh giá và chuẩn bị báo cáo;
- giữ bí mật và an ninh thông tin.
...
Theo đó chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý cần có kiến thức và kỹ năng trong các lĩnh vực nêu trên.
Đánh giá năng lực của chuyên gia đánh giá cần được hoạch định và quá trình đánh giá năng lực cần bao gồm những bước nào?
Căn cứ theo tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 19011:2018 quy định như sau:
7 Năng lực và đánh giá năng lực của chuyên gia đánh giá
7.1 Khái quát
...
Việc đánh giá năng lực của chuyên gia đánh giá cần được hoạch định, thực hiện và lập thành văn bản để đưa ra kết quả khách quan, nhất quán, công bằng và tin cậy. Quá trình đánh giá năng lực cần bao gồm bốn bước chính như sau:
a) xác định năng lực cần thiết để đáp ứng các nhu cầu của chương trình đánh giá;
b) thiết lập chuẩn mực đánh giá;
c) lựa chọn phương pháp đánh giá năng lực thích hợp;
d) tiến hành đánh giá năng lực.
Kết quả của quá trình đánh giá này cần là cơ sở cho việc:
- lựa chọn các thành viên của đoàn đánh giá (như nêu ở 5.5.4);
- xác định nhu cầu nâng cao năng lực (ví dụ đào tạo bổ sung);
- đánh giá kết quả thực hiện thường xuyên của các chuyên gia đánh giá.
Như vậy, việc đánh giá năng lực của chuyên gia đánh giá cần được hoạch định, thực hiện và lập thành văn bản để đưa ra kết quả khách quan, nhất quán, công bằng và tin cậy.
Quá trình đánh giá năng lực cần bao gồm bốn bước chính như sau:
- Xác định năng lực cần thiết để đáp ứng các nhu cầu của chương trình đánh giá;
- Thiết lập chuẩn mực đánh giá;
- Lựa chọn phương pháp đánh giá năng lực thích hợp;
- Tiến hành đánh giá năng lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?