Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia gồm những nội dung gì?
- Đánh giá khái quát tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia như thế nào?
- Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia gồm những nội dung gì?
- Thông tin cần thu thập về hệ thống kiểm soát nội bộ của Chương trình mục tiêu Quốc gia gồm những gì?
Đánh giá khái quát tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Quy trình kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia Ban hành kèm theo Quyết định 01/2013/QĐ-KTNN quy định về đánh giá khái quát tình hình thực hiện Chương trình như sau:
Đánh giá khái quát tình hình thực hiện Chương trình
1. Tình hình, đặc điểm của Chương trình từ khi bắt đầu thực hiện đến thời điểm kiểm toán: Việc chấp hành trình tự, thủ tục thực hiện Chương trình; những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện; nguyên nhân khách quan, chủ quan của những khó khăn, thuận lợi có liên quan đến Chương trình…
2. Tình hình thanh, quyết toán vốn Chương trình.
3. Hiệu quả kinh tế, xã hội, kết quả thực hiện mục tiêu của Chương trình (đánh giá sơ bộ).
Theo quy định trên, đánh giá khái quát tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia là đánh giá về:
- Tình hình, đặc điểm của Chương trình từ khi bắt đầu thực hiện đến thời điểm kiểm toán: Việc chấp hành trình tự, thủ tục thực hiện Chương trình; những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện; nguyên nhân khách quan, chủ quan của những khó khăn, thuận lợi có liên quan đến Chương trình…
- Tình hình thanh, quyết toán vốn Chương trình.
- Hiệu quả kinh tế, xã hội, kết quả thực hiện mục tiêu của Chương trình (đánh giá sơ bộ).
Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia (Hình từ Internet)
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 8 Quy trình kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia Ban hành kèm theo Quyết định 01/2013/QĐ-KTNN quy định về đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ như sau:
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
1. Việc đánh giá Hệ thống kiểm soát nội bộ để làm cơ sở xác định rủi ro kiểm soát, trọng tâm kiểm toán.
2. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm các nội dung sau:
a) Việc phân công, phân cấp chức năng và nhiệm vụ của các đơn vị quản lý, thực hiện: sự rõ ràng, hợp lý, thuận lợi cho quá trình thực hiện;
b) Các nhân tố ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị, như: Các biến động về kinh tế, chính sách, quy chế của đơn vị, sự thay đổi về nhân sự, mức độ phức tạp của công việc, …;
c) Tổ chức công tác kế toán;
d) Tính hiệu lực, hiệu quả và độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Như vậy, việc đánh giá Hệ thống kiểm soát nội bộ để làm cơ sở xác định rủi ro kiểm soát, trọng tâm kiểm toán.
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm các nội dung sau:
- Việc phân công, phân cấp chức năng và nhiệm vụ của các đơn vị quản lý, thực hiện: sự rõ ràng, hợp lý, thuận lợi cho quá trình thực hiện;
- Các nhân tố ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị, như: Các biến động về kinh tế, chính sách, quy chế của đơn vị, sự thay đổi về nhân sự, mức độ phức tạp của công việc, …;
- Tổ chức công tác kế toán;
- Tính hiệu lực, hiệu quả và độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Thông tin cần thu thập về hệ thống kiểm soát nội bộ của Chương trình mục tiêu Quốc gia gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Quy trình kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia Ban hành kèm theo Quyết định 01/2013/QĐ-KTNN quy định như sau:
Thông tin cần thu thập
...
2. Thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ
a) Môi trường kiểm soát nội bộ: Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý Chương trình (Trung ương, địa phương) và cơ quan chủ trì thực hiện Chương trình (khái quát chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận); hình thức quản lý thực hiện; chính sách, quy chế quản lý nội bộ của đơn vị về giám sát thực hiện, nghiệm thu, thanh quyết toán; tài chính- kế toán, nhân sự...;
b) Hoạt động kiểm soát và các thủ tục kiểm soát: Việc thực hiện các quy chế quản lý trong các khâu lập và trình duyệt kế hoạch, giám sát thực hiện, nghiệm thu, thanh quyết toán;
c) Công tác kế toán tại các đơn vị thực hiện Chương trình: Chính sách kế toán áp dụng; tổ chức bộ máy kế toán; tổ chức hạch toán kế toán: hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ kế toán, báo cáo kế toán;
(Nêu rõ tại cơ quan quản lý tổng hợp, chủ trì thực hiện và các đơn vị tham gia thực hiện chương trình).
d) Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản khác liên quan tới việc chuẩn bị, tổ chức, điều hành, quản lý, thực hiện Chương trình; Các văn bản cam kết tài trợ, hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp về kinh phí hỗ trợ thực hiện Chương trình;
đ) Kiểm toán, thanh tra và kiểm tra nội bộ: Tình hình kiểm toán, thanh tra và kiểm tra nội bộ;
e) Công tác giám sát, kiểm tra thực hiện chương trình của Hội đồng nhân dân các cấp từ khâu lập, phê duyệt, tổ chức thực hiện và quyết toán kinh phí.
Như vậy, hệ thống kiểm soát nội bộ của Chương trình mục tiêu Quốc gia gồm những thông tin trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?