Đang trong thời hạn chờ trả lời đề nghị giao kết hợp đồng mà giao kết với người thứ ba thì có phải bồi thường thiệt hại không?
- Đề nghị giao kết hợp đồng là như thế nào? Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực do bên đề nghị ấn định đúng không?
- Đang trong thời hạn chờ trả lời đề nghị giao kết hợp đồng mà giao kết với người thứ ba thì có phải bồi thường thiệt hại không?
- Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp nào?
Đề nghị giao kết hợp đồng là như thế nào? Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực do bên đề nghị ấn định đúng không?
Đề nghị giao kết hợp đồng được giải thích tại Điều 386 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:
Đề nghị giao kết hợp đồng
1. Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị).
...
Theo đó, đề nghị giao kết hợp đồng được hiểu là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng.
Dẫn chiếu đến Điều 388 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực như sau:
Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực
1. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:
a) Do bên đề nghị ấn định;
b) Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
2. Các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:
a) Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;
b) Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;
c) Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác.
Theo đó, thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:
- Do bên đề nghị ấn định;
- Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Như vậy, nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng có ấn định về thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực thì sẽ tuân theo thời điểm đó. Trái lại, nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Đang trong thời hạn chờ trả lời đề nghị giao kết hợp đồng mà giao kết với người thứ ba thì có phải bồi thường thiệt hại không? (hình từ internet)
Đang trong thời hạn chờ trả lời đề nghị giao kết hợp đồng mà giao kết với người thứ ba thì có phải bồi thường thiệt hại không?
Đề nghị giao kết hợp đồng được quy định tại Điều 386 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:
Đề nghị giao kết hợp đồng
...
2. Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.
Như vậy, trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.
Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp nào?
Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng được quy định tại Điều 389 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:
Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng
1. Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp sau đây:
a) Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;
b) Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.
2. Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đó là đề nghị mới.
Theo quy định này, bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp sau:
- Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;
- Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?