Đăng ký thành lập hợp tác xã tại Ủy ban nhân huyện hay tại Cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc Phòng Đầu tư?
Đăng ký thành lập hợp tác xã cần những hồ sơ nào?
Hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT bao gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký thành lập hợp tác xã theo mẫu quy định tại Phụ lục I-1;
+ Điều lệ của hợp tác xã được xây dựng theo Điều 21 Luật Hợp tác xã 2012;
+ Phương án sản xuất kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I-2;
+ Danh sách thành viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-3;
+ Danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-4;
+ Nghị quyết của hội nghị thành lập về những nội dung quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Hợp tác xã 2012 đã được biểu quyết thông qua.
Đăng ký thành lập hợp tác xã
Đăng ký thành lập hợp tác xã tại Ủy ban nhân dân huyện được không?
(1) Nộp hồ sơ đăng ký hợp tác xã theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT như sau:
Khi thành lập hợp tác xã, hợp tác xã gửi tới cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã dự định đặt trụ sở chính 01 bộ hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã.
(2) Cơ quan đăng ký hợp tác xã được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 193/2013/NĐ-CP là phòng tài chính - kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
(3) Trình tự tiếp nhận, xử lý hồ sơ được thực hiện theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 1 Thông tư 07/2109/TT-BKHĐT như sau:
- Người có thẩm quyền đăng ký hợp tác xã hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hợp tác xã.
- Hồ sơ đăng ký hợp tác xã được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã khi:
+ Có đủ giấy tờ theo quy định;
+ Thông tin của hợp tác xã đã được kê khai đầy đủ vào các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký hợp tác xã theo quy định;
+ Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký hợp tác xã;
+ Đã nộp lệ phí đăng ký hợp tác xã theo quy định.
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp tác xã, cơ quan đăng ký hợp tác xã trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
- Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký hợp tác xã nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký hợp tác xã, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản trong hồ sơ đăng ký hợp tác xã sau khi được số hóa vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã.
* Quy trình phối hợp tạo và cấp mã số hợp tác xã
Khi hồ sơ đăng ký hợp tác xã đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã theo quy định, thông tin về hồ sơ đăng ký hợp tác xã được chuyển sang cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính).
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông tin từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã, Tổng cục Thuế có trách nhiệm tạo mã số hợp tác xã và chuyển mã số hợp tác xã sang Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã để cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp cho hợp tác xã. Thông tin về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã sẽ được chuyển sang cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thuế.
Trường hợp Tổng cục Thuế từ chối cấp mã số hợp tác xã thì phải gửi thông tin sang Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã, trong đó nêu rõ lý do từ chối để cơ quan đăng ký hợp tác xã thông báo cho hợp tác xã.
* Thời hạn cấp đăng ký hợp tác xã
- Cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp đăng ký hợp tác xã trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện cấp đăng ký hợp tác xã theo quy định tại Điều 24 Luật Hợp tác xã 2012, cơ quan đăng ký hợp tác xã phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hợp tác xã hoặc hợp tác xã trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Cơ quan đăng ký hợp tác xã ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hợp tác xã đối với mỗi một bộ hồ sơ do hợp tác xã nộp trong 01 Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hợp tác xã.
- Nếu quá thời hạn trên mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc không được thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký hợp tác xã hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hợp tác xã thì hợp tác xã có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Trường hợp không cấp giấy chứng nhận đăng ký thì cơ quan đăng ký hợp tác xã thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho hợp tác xã biết.
Căn cứ các quy định trên, ta thấy cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã là phòng Tài chính - kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Hợp tác xã phải đáp ứng điều kiện nào để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT quy định về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã như sau:
- Hợp tác xã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã khi có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 24 Luật Hợp tác xã 2012, cụ thể:
+ Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm;
+ Hồ sơ đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật này;
+ Tên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được đặt theo quy định tại Điều 22 Luật này;
+ Có trụ sở chính theo quy định tại Điều 26 Luật này.
- Hợp tác xã có thể nhận Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã trực tiếp tại cơ quan đăng ký hợp tác xã hoặc qua đường bưu điện.
- Các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã có giá trị pháp lý kể từ ngày cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã. Hợp tác xã có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
- Hợp tác xã có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
- Hợp tác xã đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã trước khi Thông tư này có hiệu lực không bắt buộc phải thực hiện thủ tục đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã theo quy định tại Thông tư này. Hợp tác xã sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã theo quy định tại Thông tư này khi đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã.
- Trường hợp hợp tác xã có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã được cấp trước khi Thông tư này có hiệu lực sang Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã theo quy định tại Thông tư này nhưng không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, hợp tác xã nộp giấy đề nghị kèm theo bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp trước đây và bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thuế tại cơ quan đăng ký hợp tác xã để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
Như vậy, hợp tác xã muốn đăng ký thành lập phải chuẩn bị hồ sơ theo quy định và gửi tới cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã dự định đặt trụ sở chính, cụ thể là phòng tài chính - kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Sau khi cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục tiếp nhận và xử lý hồ sơ đề nghị thành lập hợp tác xã và hợp tác xã đáp ứng đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã thì hợp tác xã được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 10 đối tượng phải công bố thông tin trên thị trường chứng khoán? Khi công bố thông tin phải đồng thời báo cáo với cơ quan nào?
- Công ty cổ phần là gì? Đặc điểm của công ty cổ phần? Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần là ai?
- Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng chợ là gì? Cơ quan nào xây dựng cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng chợ?
- Thạc sĩ luật được đào tạo theo hình thức nào? Sinh viên Luật đang học đại học được đăng ký học chương trình đào tạo thạc sĩ luật không?
- Ai ban hành quyết định hành chính? Tòa án cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện quyết định hành chính của cơ quan nào?