Đang ký hợp đồng nhượng quyền thương mại trong kinh doanh xăng dầu rồi thì có cần làm thủ tục cấp đại lý bán lẻ nữa hay không?
Thương nhân kinh doanh xăng dầu bao gồm những đối tượng nào?
Theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Nghị định 83/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP thì thương nhân kinh doanh xăng dầu bao gồm:
- Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu;
- Thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu;
- Thương nhân phân phối xăng dầu;
- Thương nhân làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu;
- Thương nhân làm đại lý bán lẻ xăng dầu;
- Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu;
- Thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu
Để trở thành thương nhân kinh doanh xăng dầu, tùy vào loại hình kinh doanh xăng dầu mà thương nhân muốn kinh doanh. Thương nhân sẽ cần phải đáp ứng đủ điều kiện tương ứng với từng loại hình thương nhân kinh doanh xăng dầu được quy định tại Nghị định 83/2014/NĐ-CP.
Nhượng quyền thương mại trong kinh doanh xăng dầu
Điều kiện để trở thành thương nhân nhận quyền thương mại bán lẻ xăng dầu là gì?
Để làm thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu, thương nhân phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 22 Nghị định 83/2014/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được làm thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu (sau đây gọi tắt là thương nhân nhận quyền):
+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.
+ Có cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu hoặc thuê với thời hạn thuê từ năm (05) năm trở lên được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 25 Nghị định này (được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP).
+ Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.
Đã ký hợp đồng nhượng quyền thương mại trong kinh doanh xăng dầu rồi thì có cần làm thủ tục cấp đại lý bán lẻ nữa hay không?
Căn cứ tại Điều 23 Nghị định 83/2014/NĐ-CP thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu có quyền và nghĩa vụ quy định cụ thể như sau:
- Được bán lẻ xăng dầu tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình theo giá bán lẻ do thương nhân nhượng quyền là thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu quy định.
- Chỉ được ký hợp đồng làm thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu cho một (01) thương nhân đầu mối hoặc một (01) thương nhân phân phối xăng dầu để bán xăng dầu qua cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu, đồng sở hữu. Nếu thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu đó không kinh doanh nhiên liệu sinh học, thương nhân nhận quyền được ký thêm hợp đồng làm thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu cho một (01) thương nhân đầu mối hoặc một (01) thương nhân phân phối xăng dầu khác chỉ để kinh doanh nhiên liệu sinh học.
- Thương nhân đã ký hợp đồng làm thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu, không được ký thêm hợp đồng làm đại lý cho tổng đại lý hoặc thương nhân phân phối xăng dầu, làm tổng đại lý hoặc đại lý cho thương nhân đầu mối. Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu phải nằm trong hệ thống phân phối và chịu sự kiểm soát của thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu.
- Chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng, giá xăng dầu niêm yết, bán ra theo quy định.
- Thực hiện chế độ ghi chép chứng từ phù hợp với hình thức kinh doanh là bên nhận quyền theo quy định của Bộ Tài chính.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh.
- Ngoài việc treo biển hiệu của thương nhân theo quy định hiện hành, phải sử dụng tên thương mại, biểu tượng (lô gô), nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại của thương nhân nhượng quyền, thực hiện bằng hợp đồng phù hợp với Luật Thương mại về nhượng quyền thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật.
- Phải đăng ký thời gian bán hàng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu của thương nhân với Sở Công Thương địa phương nơi cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu cho cửa hàng đó.
- Phải đăng ký hệ thống phân phối với Sở Công Thương địa phương nơi thương nhân có hệ thống phân phối. Phải gửi thông tin hệ thống phân phối của mình cho bên nhượng quyền là thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu để đăng ký hệ thống phân phối với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Phải xây dựng, áp dụng và duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng.
Từ những căn cứ pháp luật đã được đưa ra cụ thể bên trên, dựa quy định ở khoản 3 Điều 23 Nghị định 83/2014/NĐ-CP thì trường hợp thương nhân đang ký hợp đồng làm thương nhân nhận quyền bán lẻ cho một thương nhân đầu mối, thương nhân không phải làm thủ tục cấp Giấy làm thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu nhưng phải đảm bảo đáp ứng và tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 22 Nghị định 83/2014/NĐ-CP.
Thương nhân không phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu trừ trường hợp thương nhân chuyển đổi loại hình thương nhân kinh doanh xăng dầu từ thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu sang thương nhân làm đại lý bán lẻ xăng dầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tính tuổi theo 12 con giáp 2025 chi tiết? Bảng xem tuổi 12 con giáp theo năm sinh 2025? Năm 2025 là con giáp gì?
- Mẫu tờ trình đề nghị đánh giá xếp loại cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý? Tải về file word mẫu tờ trình?
- Kỷ niệm 64 năm ngày 20 12 Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập? Đi làm vào ngày 20 12 lương NLĐ được tính thế nào?
- Mẫu hợp đồng mua bán nhà ở đang cho thuê là mẫu nào? Bên thuê nhà ở có được quyền mua lại nhà ở đang cho thuê không?
- Tổng hợp biên bản hội nghị tổng kết công tác năm 2024 phổ biến? Mẫu biên bản hội nghị tổng kết cuối năm?