Đăng kiểm viên tàu cá cần có những tiêu chuẩn nào? Có trình độ đại học thì có cần phải thực tập nghiệp vụ đăng kiểm để trở thành đăng kiểm viên hạng III không?
Đăng kiểm viên tàu cá là ai?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT thì đăng kiểm viên tàu cá được quy định như sau:
Đăng kiểm viên tàu cá là người có chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng các tiêu chuẩn và được cấp thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá để thực hiện đăng kiểm tàu cá theo quy định của pháp luật.
Đăng kiểm viên tàu cá có những hạng nào?
Theo Điều 4 Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT thì đăng kiểm viên tàu cá được phân thành 03 hạng như sau:
- Đăng kiểm viên hạng III.
- Đăng kiểm viên hạng II.
- Đăng kiểm viên hạng I.
Đăng kiểm viên tàu cá
Đăng kiểm viên có những tiêu chuẩn và nhiệm vụ nào?
Theo Điều 5 Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT, sửa đổi bởi khoản 1 Điều 5 Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT thì tiêu chuẩn và nhiệm vụ của đăng kiểm viên hạng III được quy định như sau:
- Tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến tàu cá, tàu biển, điện, nhiệt lạnh, chế tạo máy hoặc chế tạo trang thiết bị lắp đặt trên tàu;
- Có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá hạng III.
- Nhiệm vụ của đăng kiểm viên hạng III:
+ Kiểm tra, đánh giá trạng thái kỹ thuật hằng năm các loại tàu cá, tàu công vụ thủy sản;
+ Kiểm tra, đánh giá trạng thái kỹ thuật trên đà, định kỳ các loại tàu cá, tàu công vụ thủy sản theo chuyên môn được đào tạo.
Theo Điều 6 Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT, sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT thì tiêu chuẩn và nhiệm vụ của đăng kiểm viên hạng II được quy định như sau:
- Tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến tàu cá, tàu biển, điện, nhiệt lạnh, chế tạo máy hoặc chế tạo trang thiết bị lắp đặt trên tàu;
- Đã được cấp thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá hạng III và có thời gian giữ hạng liên tục tối thiểu 36 tháng kể từ ngày được cấp thẻ đăng kiểm viên tàu cá hạng III.
- Có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá hạng II.
- Nhiệm vụ của đăng kiểm viên hạng II:
+ Thẩm định thiết kế kỹ thuật đóng mới, cải hoán, phục hồi, thiết kế thi công, thiết kế hoàn công tàu cá, tàu công vụ thủy sản, máy móc, trang thiết bị lắp đặt lên tàu cá, tàu công vụ thủy sản theo chuyên môn được đào tạo;
+ Kiểm tra, đánh giá trạng thái kỹ thuật đóng mới, lần đầu, trên đà, định kỳ, cải hoán, bất thường các loại tàu cá, tàu công vụ thủy sản;
+ Kiểm tra, giám sát chế tạo vật liệu, máy móc và trang thiết bị lắp đặt lên tàu cá, tàu công vụ thủy sản.
Theo Điều 7 Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT, sửa đổi bởi khoản 3 Điều 5 Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT thì tiêu chuẩn và nhiệm vụ của đăng kiểm viên hạng I được quy định như sau:
- Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến tàu cá, tàu biển, điện, nhiệt lạnh, chế tạo máy hoặc chế tạo trang thiết bị lắp đặt trên tàu;
- Đã được cấp thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá hạng II và có thời gian giữ hạng liên tục tối thiểu 36 tháng kể từ khi được cấp thẻ đăng kiểm viên tàu cá hạng II.
- Có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá hạng I.
- Nhiệm vụ của đăng kiểm viên hạng I:
Tham gia giám định kỹ thuật, xác định nguyên nhân tai nạn đối với tàu cá, tàu công vụ thủy sản và các nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
Như vậy, đối với đăng kiểm viên tàu cá hạng III thì trước đây theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT thì người có trình độ đại học phải có thời gian thực tập nghiệp vụ đăng kiểm tại cơ sở đăng kiểm tối thiểu là 06 tháng. Tuy nhiên, quy định này bị bãi bỏ bởi khoản 16 Điều 5 Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT, do đó, yêu cầu này với đăng kiểm viên tàu cá hạng III không còn nữa.
Việc cấp thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá được quy định như thế nào?
Theo khoản 5 Điều 5 Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT thì việc cấp thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá được quy định như sau:
- Cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá: Tổng cục Thủy sản.
- Hồ sơ cấp, cấp lại thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp/cấp lại thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá theo Mẫu số 03.ĐKV Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Bản sao Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá hạng I hoặc hạng II hoặc hạng III (đối với trường hợp cấp lần đầu);
+ 02 ảnh màu (3 x 4 cm).
- Trình tự thực hiện:
+ Cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Thủy sản hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cổng thông tin một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax) nếu có;
+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Tổng cục Thủy sản kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi cá nhân đến nộp hồ sơ;
+ Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Tổng cục Thủy sản có văn bản thông báo rõ cho cá nhân bổ sung;
+ Trong thời hạn 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Tổng cục Thủy sản thẩm định, xem xét quyết định cấp thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá theo Mẫu số 04.ĐKV Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp không cấp, Tổng cục Thủy sản trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
+ Tổng cục Thủy sản trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
- Thẻ đăng kiểm viên tàu cá có thời hạn 36 tháng kể từ ngày cấp. Thẻ đăng kiểm viên được cấp lại trong trường hợp hết hạn hoặc bị mất, bị hỏng. Trường hợp thẻ đăng kiểm viên tàu cá hết hạn từ 24 tháng trở lên, để được cấp lại thẻ, đăng kiểm viên tàu cá phải tham gia chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá và được cấp Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?