Đàm phán cạnh tranh có được áp dụng khi có không quá 03 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án PPP được mời tham dự hay không?
*Luật PPP: Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư
*Hợp đồng PPP: Hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Đàm phán cạnh tranh là gì?
Theo quan điểm của chúng tôi, đàm phán cạnh tranh là quá trình hai bên hoặc nhiều bên làm việc với nhau, trong đó mỗi bên đều bảo vệ tối đa lợi ích của mình và tấn công lập trường của đối tác.
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư như thế nào?
Điều 28 Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định:
- Việc lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo quy trình sau:
+ Lựa chọn danh sách ngắn (nếu áp dụng);
+ Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư;
+ Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;
+ Đánh giá hồ sơ dự thầu;
+ Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
+ Đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng dự án PPP, công khai thông tin hợp đồng.
Có bao nhiêu hình thức lựa chọn nhà đầu tư?
Mục 2 Chương III Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định có 4 hình thức lựa chọn nhà đầu tư bao gồm:
- Đấu thầu rộng rãi
- Đàm phán cạnh tranh
- Chỉ định nhà đầu tư
- Lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt
Đàm phán cạnh tranh có được áp dụng khi có không quá 03 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án PPP được mời tham dự hay không?
Khi có không quá 3 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án PPP có được áp dụng đàm phán cạnh tranh không?
Điều 38 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định về các trường hợp áp dụng đàm phán cạnh tranh như sau:
Trường hợp 1: Có không quá 03 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án được mời tham dự
Trường hợp 2: Dự án ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao
Trường hợp 3: Dự án ứng dụng công nghệ mới theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ
Như vậy sẽ áp dụng hình thức lựa chọn nhà đầu tư là đàm phán cạnh tranh khi có không quá 3 nhà đầu tư đáp ứng được yêu cầu thực hiện dự án PPP.
Quy trình tổ chức đàm phán cạnh tranh diễn ra như thế nào?
Điều 36 Nghị định 35/2021/NĐ-CP quy định về quy trình chi tiết lựa chọn nhà đầu tư đối với đàm phán cạnh tranh bao gồm:
Bước 1: Lựa chọn danh sách ngắn căn cứ kết quả khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư theo quy định tại khoản 4 điều 25 Nghị định 35/2021/NĐ-CP:
Đối với dự án xuất hiện yếu tố đặc biệt cần áp dụng giải pháp đổi mới sáng tạo nhằm rút ngắn tiến độ và hoàn thành xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong một khoảng thời gian nhất định, đạt mức tiết kiệm năng lượng cao, bảo vệ môi trường đối với dự án thuộc nhóm có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao theo pháp luật về bảo vệ môi trường, việc khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư thực hiện theo trình tự quy định tại khoản 2 Điều Điều 36 Nghị định 35/2021/NĐ-CP và Mẫu số 02 Phụ lục IV kèm theo Nghị định 35/2021/NĐ-CP. Đơn vị chuẩn bị dự án hoặc cơ quan, đơn vị chủ trì tiếp nhận hồ sơ đề xuất dự án (trường hợp nhà đầu tư đề xuất dự án) đánh giá hồ sơ quan tâm của nhà đầu tư để xác định danh sách ngắn, hình thức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 34 của Nghị định 35/2021/NĐ-CP.
Bước 2: Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư bao gồm: lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu theo quy định tại Điều 49 và Điều 50 Nghị định 35/2021/NĐ-CP . Riêng đối với dự án áp dụng đàm phán cạnh tranh khi có không quá 3 nhà đầu tư đáp ứng được yêu cầu thực hiện dự án PPP trong quá trình lập hồ sơ mời thầu, bên mời thầu trao đổi với nhà đầu tư trong danh sách ngắn để hoàn thiện hồ sơ mời thầu.
Bước 3: Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư bao gồm:
Mời thầu, phát hành, làm rõ, sửa đổi hồ sơ mời thầu; gia hạn thời gian nộp hồ sơ dự thầu theo quy định tại Điều 51 của Nghị định 35/2021/NĐ-CP;
Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu theo quy định tại Điều 52 của Nghị định 35/2021/NĐ-CP.
Bước 4: Đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm:
Đối với dự án áp dụng đấu thầu rộng rãi, đàm phán cạnh tranh khi có không quá 3 nhà đầu tư đáp ứng được yêu cầu thực hiện dự án PPP: mở, đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại theo quy định tại các Điều 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 của Nghị định 35/2021/NĐ-CP;
Đối với dự án áp dụng đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 38 của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020: mở hồ sơ dự thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu theo quy định tại Điều 60 và Điều 61 Nghị định 35/2021/NĐ-CP .
Bước 5: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại Điều 62 và Điều 63 Nghị định 35/2021/NĐ-CP.
Bước 6: Đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng dự án PPP, công khai thông tin hợp đồng dự án PPP theo quy định tại Điều 64 và Điều 65 Nghị định 35/2021/NĐ-CP.
Trên đây là những quy định pháp luật về đàm phán cạnh tranh khi lựa chọn nhà đầu tư mà bạn quan tâm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính thức bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên từ 15/12/2024 theo Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT?
- Trong vụ việc dân sự, yêu cầu nào về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định?
- Điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên từ 15/12/2024 theo Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT?
- Đáp án Vì an toàn giao thông Thủ đô 2024 vòng 2 cấp THPT, THCS trắc nghiệm trực tuyến trên internet ra sao?
- 3 phù hợp 3 lợi ích khi triển khai thí điểm Sổ sức khỏe điện tử và cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID?