Đại hội đồng cổ đông của tổ chức tín dụng phải họp thường niên trong thời hạn bao lâu từ ngày kết thúc năm tài chính?
- Đại hội đồng cổ đông của tổ chức tín dụng phải họp thường niên trong thời hạn bao lâu từ ngày kết thúc năm tài chính?
- Tổ chức tín dụng tổ chức Đại hội đồng cổ đông không đúng quy định thì bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quyền xử phạt tổ chức tín dụng tổ chức Đại hội đồng cổ đông không đúng quy định không?
Đại hội đồng cổ đông của tổ chức tín dụng phải họp thường niên trong thời hạn bao lâu từ ngày kết thúc năm tài chính?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 về Đại hội đồng cổ đông như sau:
Đại hội đồng cổ đông
1. Đại hội đồng cổ đông họp thường niên trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Đại hội đồng cổ đông họp bất thường theo quyết định triệu tập họp của Hội đồng quản trị trong các trường hợp sau đây:
a) Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của tổ chức tín dụng;
b) Số thành viên Hội đồng quản trị còn lại ít hơn số thành viên tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều 62 của Luật này;
c) Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng;
d) Theo yêu cầu của Ban kiểm soát;
đ) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng.
...
Theo quy định trên, Đại hội đồng cổ đông của tổ chức tín dụng phải họp thường niên trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Tổ chức tín dụng (Hình từ Internet)
Tổ chức tín dụng tổ chức Đại hội đồng cổ đông không đúng quy định thì bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Nghị định 88/2019/NĐ-CP về vi phạm quy định về tổ chức, quản trị, điều hành như sau:
Vi phạm quy định về tổ chức, quản trị, điều hành
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vi phạm quy định về Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát quy định tại Điều 43, Điều 44, Điều 62, khoản 1 Điều 70, Điều 81, Điều 84 Luật Các tổ chức tín dụng;
b) Không duy trì việc đảm bảo đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn đối với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng;
c) Không tổ chức hoặc tổ chức Đại hội đồng cổ đông, Đại hội thành viên không đúng quy định.
...
Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
...
3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
...
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
...
Theo đó, tổ chức tín dụng tổ chức Đại hội đồng cổ đông không đúng quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quyền xử phạt tổ chức tín dụng tổ chức Đại hội đồng cổ đông không đúng quy định không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 43 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này theo thẩm quyền và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
...
Theo khoản 1 Điều 54 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng.
...
Căn cứ điểm d khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về thẩm quyền phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
...
3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
...
d) Thẩm quyền phạt tiền của từng chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân.
...
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quyền xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 5.000.000 đồng đối với cá nhân, và cao nhất là 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do tổ chức tín dụng tổ chức Đại hội đồng cổ đông không đúng quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 60.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không được quyền xử phạt tổ chức này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
- Từ ngày 25/12/2024, tên miền đã tạm ngừng hoạt động được gỡ bỏ trạng thái tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp nào?
- Tổng hợp trọn bộ danh mục mẫu báo cáo thống kê ngành tư pháp chia theo lĩnh vực chi tiết chuẩn Thông tư 03?