Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có phải được bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh hay không?
- Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có phải được bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh hay không?
- Cơ sở bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối với đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được quy định ra sao?
- Xây dựng và phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho nhóm đối tượng 1 và 2 ra sao?
Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có phải được bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 13/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 139/2020/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 2. Thẩm quyền triệu tập đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh
1. Đối tượng trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
a) Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương quyết định triệu tập đối tượng thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, người được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức vụ, đại biểu Quốc hội, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổng cục thuộc bộ theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
Đối tượng quy định tại Điểm này gọi là đối tượng 1;
b) Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh quân khu quyết định triệu tập đối tượng thuộc diện Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) quản lý, cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cục, vụ và tương đương thuộc cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp nhà nước có trụ sở trên địa bàn quân khu, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo kế hoạch được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt;
Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh thành phố Hà Nội quyết định triệu tập đối tượng thuộc diện Ban Thường vụ thành ủy quản lý, đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội; cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cục, vụ và tương đương thuộc cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp nhà nước có trụ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội theo kế hoạch được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt;
Đối tượng quy định tại điểm này gọi là đối tượng 2;
...
Như vậy, mỗi nhóm đối tượng được bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo thẩm quyền quyết định của các chủ thể khác nhau, được quy định theo Điều luật trên.
Trong đó, đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là những đối tượng cần thiết phải tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo quy định của pháp luật.
Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh
Cơ sở bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối với đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được quy định ra sao?
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 13/2014/NĐ-CP nêu trên, đại biểu Quốc hội thuộc nhóm đối tượng 1, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thuộc nhóm đối tượng 2.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định 13/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 1 Nghị định 139/2020/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 3. Cơ sở bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh
1. Học viện Quốc phòng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 1.
2. Học viện Chính trị thuộc Bộ Quốc phòng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 thuộc cơ quan, tổ chức của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội của trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội; trường quân sự quân khu bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 trên địa bàn quân khu; Trường quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 của thành phố Hà Nội;
..."
Theo đó, cơ sở bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối với đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được quy định như trên.
Xây dựng và phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho nhóm đối tượng 1 và 2 ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 13/2014/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 4. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh
1. Trình tự xây dựng và phê duyệt kế hoạch
a) Hằng năm hoặc giai đoạn, cơ quan Thường trực của Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng của Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ, cơ quan, tổ chức, địa phương liên quan, giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 1 năm sau hoặc giai đoạn, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 7; chỉ đạo Học viện Quốc phòng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh từng khóa trình Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương phê duyệt và tổ chức thực hiện.
b) Hằng năm, cơ quan Thường trực của Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh quân khu chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, địa phương liên quan, giúp Tư lệnh quân khu xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 trên địa bàn quân khu năm sau, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt vào tháng 6; chỉ đạo trường quân sự quân khu xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh từng khóa trình Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh quân khu phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Hằng năm, cơ quan Thường trực Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng của bộ, ngành Trung ương có trụ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội, giúp Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 thuộc bộ, ngành Trung ương năm sau, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt vào tháng 6; phối hợp với Học viện Chính trị xây dựng kế hoạch từng khóa trình Trưởng ban thường trực Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Hằng năm, cơ quan Thường trực Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng của Ban Tổ chức Thành ủy, Sở Nội vụ, cơ quan, tổ chức liên quan, giúp Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối tượng 2 của thành phố Hà Nội năm sau, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt vào tháng 6; chỉ đạo trường quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội xây dựng kế hoạch bồi dưỡng từng khóa trình Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh thành phố Hà Nội phê duyệt và tổ chức thực hiện...."
Như vậy, trên đây là các quy định có liên quan gửi đến bạn tham khảo thêm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?