Đại biểu Quốc hội có bao nhiêu phút phát biểu, tranh luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội?

Đại biểu Quốc hội là ai? Đại biểu Quốc hội có bao nhiêu phút phát biểu, tranh luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội? Trình tự phiên họp toàn thể của Quốc hội thảo luận về nội dung của kỳ họp Quốc hội được tiến hành như thế nào? - câu hỏi của anh T. (Hà Giang)

Đại biểu Quốc hội là ai?

Đại biểu Quốc hội được quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:

Vị trí, vai trò của đại biểu Quốc hội
1. Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước; là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội.
2. Đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm trước cử tri và trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.
3. Đại biểu Quốc hội bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội.

Như vậy, đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước; là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội có bao nhiêu phút phát biểu, tranh luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội?

Đại biểu Quốc hội có thời gian phát biểu, tranh luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 như sau:

Thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội
...
3. Thời gian phát biểu, giải trình tại phiên họp toàn thể của Quốc hội như sau:
a) Đại biểu Quốc hội phát biểu lần thứ nhất không quá 07 phút, phát biểu lần thứ hai không quá 03 phút;
b) Đại biểu Quốc hội tranh luận mỗi lần không quá 03 phút;
c) Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình, cơ quan chủ trì thẩm tra giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội mỗi lần không quá 10 phút.
4. Căn cứ diễn biến phiên họp, Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp có thẩm quyền sau đây:
a) Đề nghị Quốc hội quyết định kéo dài thời gian của phiên họp không quá 30 phút của phiên họp buổi sáng, không quá 60 phút của phiên họp buổi chiều khi thời gian của phiên họp không đủ để tất cả đại biểu Quốc hội đã đăng ký được phát biểu, tranh luận. Trong thời gian kéo dài phiên họp, đại biểu Quốc hội đăng ký phát biểu lần thứ nhất được phát biểu không quá 05 phút;
b) Quyết định kéo dài thời gian mỗi lần giải trình của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình, cơ quan chủ trì thẩm tra không quá 15 phút khi nội dung được thảo luận hoặc giải trình có nhiều vấn đề phức tạp, chuyên môn sâu.

Căn cứ trên quy định thời gian phát biểu, giải trình của đại biểu Quốc hội tại phiên họp toàn thể của Quốc hội như sau:

- Đại biểu Quốc hội phát biểu lần thứ nhất không quá 07 phút, phát biểu lần thứ hai không quá 03 phút;

- Đại biểu Quốc hội tranh luận mỗi lần không quá 03 phút;

Đại biểu Quốc hội có bao nhiêu phút phát biểu, tranh luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội?

Đại biểu Quốc hội có bao nhiêu phút phát biểu, tranh luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội? (Hình từ Internet)

Trình tự phiên họp toàn thể của Quốc hội thảo luận về nội dung của kỳ họp Quốc hội được tiến hành như thế nào?

Trình tự phiên họp toàn thể của Quốc hội thảo luận về nội dung của kỳ họp Quốc hội được tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 như sau:

Thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội
...
2. Trình tự phiên họp toàn thể của Quốc hội thảo luận về nội dung của kỳ họp Quốc hội được tiến hành như sau:
a) Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp nêu nội dung đề nghị đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận;
b) Đại biểu Quốc hội đăng ký phát biểu qua hệ thống điện tử;
c) Đại biểu Quốc hội phát biểu thảo luận theo thứ tự đã đăng ký. Khi muốn tranh luận với đại biểu Quốc hội đã phát biểu trước đó, đại biểu Quốc hội đăng ký tranh luận;
d) Căn cứ nội dung và tình hình thảo luận thực tế, Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp có thể mời đại biểu Quốc hội phát biểu không theo thứ tự đăng ký, mời đại biểu Quốc hội đã đăng ký phát biểu tranh luận ý kiến của đại biểu Quốc hội phát biểu trước đó; yêu cầu đại biểu Quốc hội dừng phát biểu hoặc dừng tranh luận nếu đại biểu Quốc hội phát biểu, tranh luận quá thời gian hoặc phát biểu, tranh luận không đúng nội dung;
đ) Tại phiên họp toàn thể thảo luận lần đầu về dự án luật, dự thảo nghị quyết, báo cáo, Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp mời đại diện cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội; tại phiên họp toàn thể thảo luận lần tiếp theo về dự án luật, dự thảo nghị quyết, mời đại diện cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, dự thảo nghị quyết giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội;
e) Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp phát biểu kết thúc phiên họp.
...
Đại biểu Quốc hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đại biểu Quốc hội có được sử dụng thiết bị nghe nhìn cá nhân, điện thoại di động trong phiên họp về nội dung nhân sự hay không?
Pháp luật
Trình tự bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội như thế nào? Việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội được thông qua khi nào?
Pháp luật
Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước không? Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị các vấn đề gì?
Pháp luật
Công dân đã nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội thì có được nộp hồ sơ ứng cử làm đại biểu Hội đồng nhân dân không?
Pháp luật
Công dân muốn ứng cử đại biểu Quốc hội thì phải nộp hồ sơ ứng cử trong thời hạn nào? Người tự ứng cử đại biểu Quốc hội thì nộp hồ sơ ứng cử ở đâu?
Pháp luật
Người khuyết tật có thể trở thành đại biểu Quốc hội không? Tiêu chuẩn để người khuyết tật trở thành đại biểu Quốc hội?
Pháp luật
Luật sư đang làm đại biểu Quốc hội có được miễn nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng không? Thời gian xem xét quyết định này là bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Bắt giam đại biểu Quốc hội cần có sự đồng ý của ai? Ai có quyền đề nghị bắt giam đại biểu Quốc hội?
Pháp luật
Khởi tố bị can là gì? Đại biểu Quốc hội bị khởi tố bị can có đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội không?
Pháp luật
Đại biểu Quốc hội được quyền chất vấn Thủ tướng Chính phủ tại kỳ họp Quốc hội không? Trình tự chất vấn quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đại biểu Quốc hội
317 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đại biểu Quốc hội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào