Đã có Thông tư mới quy định về kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm trong thời gian tới?
- Phạm vi áp dụng và đối tượng điều chỉnh của Thông tư mới về kiểm định viên giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm là gì?
- Mục đích ban hành quy định về kiểm định viên giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm là gì?
- Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục sẽ có những trách nhiệm gì?
- Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT sẽ có hiệu lực từ thời điểm nào?
Phạm vi áp dụng và đối tượng điều chỉnh của Thông tư mới về kiểm định viên giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm là gì?
Căn cứ vào Điều 1 Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về kiểm định viện giáo dục đại học và cao đẳng sự phạm (sau đây gọi tắt là kiểm định viên), bao gồm: tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của kiểm định viên; bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên; sát hạch, cấp và thu hổi thẻ kiểm định viên.
2. Thông tư này áp dụng đối với kiểm định viên tham gia hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm hoặc chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng sư phạm; cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm, trường cao đẳng có đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng sư phạm (sau đây gọi là cơ sở đào tạo), tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
3. Thông tư này không áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân thuộc các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động ở Việt Nam.
Theo như quy định trên thì Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT sẽ điều chỉnh về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của kiểm định về giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm. Ngoài ra, Thông tư này cũng quy định về bồi dưỡng nghiệp vụ, sát hạch, thu hồi và cấp thẻ kiểm định viên.
Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT sẽ áp dụng đối với các kiểm định viên tham gia hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm.
Đối với các cá nhân thuộc các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài thì sẽ không áp dụng các quy định của Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT.
Đã có Thông tư mới quy định về kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm trong thời gian tới?
Mục đích ban hành quy định về kiểm định viên giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm là gì?
Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT quy định về mục đích ban hành quy định về kiểm định viên giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm như sau:
- Làm căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quản lý hoạt động của kiểm định viên; để xã hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan biết và giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm định viên, công tác bồi dưỡng, đánh giá, tuyển dụng, sử dụng và quản lý kiểm định viên.
- Làm cơ sở để nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm định viên, đáp ứng yêu cầu công tác bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm và yêu cầu của các bên liên quan.
- Làm căn cứ để các cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên.
- Bảo đảm sự thống nhất, hiệu quả trong công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý kiểm định viên của các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; bảo đảm công bằng, khách quan trong việc sát hạch kiểm định viên; nâng cao tính chuyên nghiệp của kiểm định viên và chất lượng của hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.
- Để kiểm định viên và người có nguyện vọng trở thành kiểm định viên chủ động, định hướng học tập, bồi dưỡng, rèn luyện, nâng cao phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu hoạt động bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục.
Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục sẽ có những trách nhiệm gì?
Căn cứ vào Điều 18 Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục như sau:
- Quản lý kiểm định viên và kết quả đánh giá của các kiểm định viên do tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục tuyển dụng, sử dụng theo phạm vi của hợp đồng. Hồ sơ quản lý đối với từng kiểm định viên gồm: Sơ yếu lý lịch; bản sao văn bằng, chứng chỉ liên quan; các hợp đồng liên quan.
- Xây dựng, ban hành văn bản quy định nội bộ để thực hiện đánh giá kiểm định viên trong việc đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 4 của Thông tư này và việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của kiểm định viên, những việc kiểm định viên không được làm quy định tại khoản 3 Điều 5 của Thông tư này sau mỗi lần kiểm định viên tham gia đoàn đánh giá ngoài với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.
- Tổ chức các khóa bồi dưỡng, nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho kiểm định viên đăng ký làm việc tại tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để kiểm định viên bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao theo từng vị trí trong đoàn đánh giá ngoài.
- Giải quyết phản ánh, kiến nghị của công dân đối với kiểm định viên khi kiểm định viên có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và những việc kiểm định viên không được làm; báo cáo kết quả giải quyết và đề xuất với Cục Quản lý chất lượng về phương án xử lý theo quy định.
Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT sẽ có hiệu lực từ thời điểm nào?
Căn cứ vào Điều 22 Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 11 năm 2022.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 18/2013/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình đào tạo kiểm định viện kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp và bãi bỏ các quy định áp dụng đối với kiểm định viên trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học tại Thông tư số 60/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục.
3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc sở giáo dục và đào tạo; Giám đốc đại học quốc gia, đại học vùng, học viện; Hiệu trưởng trường đại học; Hiệu trưởng trường cao đẳng có đào tạo giáo viên; Giám đốc các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Như vậy, Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 25/11/2022 và sẽ thay thế cho Thông tư 18/2013/TT-BGDĐT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bóc tách dữ liệu được thực hiện như thế nào? Dữ liệu được bóc tách bao gồm tối thiểu các trường dữ liệu đặc tả nào?
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?