Đã có Thông tư 57/2022/TT-BTC hướng dẫn quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập?
- Nội dung hướng dẫn quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập?
- Đối tượng thực hiện theo hướng dẫn quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm?
- Thời gian áp dụng hướng dẫn quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập?
Nội dung hướng dẫn quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập?
Căn cứ quy định tại Điều 1 Thông tư 57/2022/TT-BTC quy định như sau:
Nội dung hướng dẫn quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp bao gồm 04 nội dung sau:
- Lập dự toán thu, chi quy định tại Điều 9, khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 148/2021/NĐ-CP.
- Khai, nộp vào ngân sách nhà nước các khoản thu quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 148/2021/NĐ-CP.
- Chị thường xuyên và chi đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 148/2021/NĐ-CP.
- Xử lý các khoản phải thu, các khoản lãi chậm nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp (sau đây gọi là Quỹ) phát sinh trước thời điểm Nghị định 148/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành theo quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 13 Nghị định 148/2021/NĐ-CP.
Như vậy, Thông tư 57/2022/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 148/2021/NĐ-CP về quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp theo 04 nhóm nội dung nêu trên.
Đã có Thông tư 57/2022/TT-BTC hướng dẫn quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập? (Hình từ Internet)
Đối tượng thực hiện theo hướng dẫn quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 57/2022/TT-BTC, các đối tượng sau đây thực hiện theo hướng dẫn quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan đại diện chủ sở hữu (sau đây gọi là Cơ quan đại diện chủ sở hữu trung ương); Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước năm giữ 100% vốn điều lệ là Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước (bao gồm cả ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ), Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là doanh nghiệp cấp 1).
- Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước là các công ty cổ phần (bao gồm cả ngân hàng thương mại cổ phần, công ty cổ phần hình thành từ cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập), công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
- Người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (sau đây gọi là người đại diện phần vốn nhà nước).
- Đơn vị sự nghiệp công lập chuyển thành công ty cổ phần theo quy định của Chính phủ.
- Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (sau đây gọi là SCIC); Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam (sau đây gọi là DATC).
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp và chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập.
Lưu ý: Các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 148/2021/NĐ-CP không thuộc đối tượng quản lý thu, chi từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Chương II Thông tư 57/2022/TT-BTC.
Thời gian áp dụng hướng dẫn quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập?
Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 57/2022/TT-BTC quy định như sau:
- Kể từ ngày 31 tháng 10 năm 2022 áp dụng quy định hướng dẫn quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp theo Thông tư 57/2022/TT-BTC
- Sửa đổi quy định nộp tiền thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước, tiền thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp cấp 1 về Quỹ thành nộp vào ngân sách nhà nước tại khoản 7 Điều 9, khoản 2 Điều 10, các khoản 1, 3 Điều 11, các khoản 2, 6, 7 Điều 12, Điều 15, các khoản 6, 7 Điều 17, khoản 3 Điều 19 Thông tư 32/2021/TT-BTC và các Phụ lục số 8, 9, 10, 11, 12 ban hành kèm theo Thông tư 32/2021/TT-BTC; khoản 2 Điều 25 Thông tư 21/2019/TT-BTC.
- Sửa đổi quy định nộp tiền thu từ doanh nghiệp cấp 2 do doanh nghiệp cấp 1 nắm giữ 100% vốn điều lệ về Quỹ thành nộp về doanh nghiệp cấp 1 tại khoản 7 Điều 9, khoản 2 Điều 10, các khoản 1, 3 Điều 11, các khoản 5, 6, 7 Điều 12, khoản 2 Điều 14, các khoản 6, 7 Điều 17, khoản 3 Điều 19, khoản 4 Điều 20 Thông tư 32/2021/TT-BTC và các Phụ lục số 8, 9, 10, 11, 12 ban hành kèm theo Thông tư 32/2021/TT-BTC; khoản 2 Điều 25 Thông tư số 21/2019/TT-BTC.
- Bãi bỏ Thông tư 184/2012/TT-BTC ngày 25/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 21/2012/QĐ-TTg năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.
- Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng các văn bản quy phạm pháp luật mới thì áp dụng theo các văn bản mới.
Thông tư 57/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 31/10/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?