Đã có lịch đi học trở lại của 63 tỉnh thành mới nhất cho học sinh các cấp hay chưa? Học sinh các cấp phải đảm bảo hành vi ứng xử của mình như thế nào?
Đã có lịch đi học trở lại của 63 tỉnh thành mới nhất cho học sinh các cấp hay chưa?
>>> Nóng: Lịch tựu trường của học sinh các cấp tại 63 tỉnh thành khi nào có?
>>> Quy định về đồng phục phục đối với học sinh các cấp đầu năm học mới?
Hiện tại, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có công bố lịch đi học trở lại của 63 tỉnh thành.
Đối chiếu khung thời gian của 3 năm học gần nhất dựa theo Quyết định 2551/QĐ-BGDĐT năm 2021, Quyết định 2159/QĐ-BGDĐT năm 2022 và Quyết định 2171/QĐ-BGDĐT năm 2023 thì thời gian tổ chức lễ khai giảng của học sinh sau kỳ nghỉ hè là ngày 5 tháng 9.
Cụ thể, tại Điều 1 Quyết định 2171/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định về khung thời gian của năm học 2023-2024 có nêu như sau:
Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc như sau:
1. Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
2. Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2023.
3. Kết thúc học kỳ I trước ngày 15 tháng 01 năm 2024, hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25 tháng 5 năm 2024 và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2024.
4. Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2024.
5. Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2024.
6. Thi tốt nghiệp trung học phổ thông và các kỳ thi cấp quốc gia theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo quy định, học sinh có thể sẽ tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
Tuy nhiên, đối với lịch đi học trở lại của 63 tỉnh thành cho học sinh các cấp mới nhất vẫn cần chờ thêm văn bản từ Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đã có lịch đi học trở lại của 63 tỉnh thành cho học sinh các cấp hay chưa? (Hình từ Internet)
Khi xây dựng kế hoạch thời gian năm học cho học sinh các cấp phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
Như đã nêu thì hiện tại chưa có văn bản thông báo về thời gian năm học mới cũng như nguyên tắc khi xây dựng kế hoạch thời gian năm học cho học sinh các cấp.
Tuy nhiên, việc xây dưng kế hoạch thời gian năm học có thể tham khảo quy định tại Điều 2 Quyết định 2171/QĐ-BGDĐT năm 2023, áp dụng với năm học 2023 - 2024 như sau:
(1) Kế hoạch thời gian năm học của địa phương phải bảo đảm số tuần thực học:
- Đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông có 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần).
- Đối với giáo dục thường xuyên (thực hiện chương trình giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông).
- Đối với lớp 9 cấp trung học cơ sở và lớp 12 cấp trung học phổ thông có 32 tuần thực học (mỗi học kỳ có 16 tuần).
- Đối với lớp 6, lớp 7, lớp 8 cấp trung học cơ sở và lớp 10, lớp 11 cấp trung học phổ thông có 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần).
(2) Kế hoạch thời gian năm học phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của địa phương.
(3) Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn hằng năm.
(4) Thời gian nghỉ phép năm của giáo viên được thực hiện trong thời gian nghỉ hè hoặc có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của địa phương.
(5) Kế hoạch thời gian năm học cần bảo đảm sự đồng bộ cho các cấp học trên một địa bàn dân cư, đặc biệt trong trường phổ thông có nhiều cấp học.
Học sinh các cấp phải đảm bảo hành vi ứng xử của mình như thế nào?
(1) Đối với hành vi ứng xử của học sinh tiểu học
Theo Điều 37 Điều lệ Trường tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định hành vi ứng xử, trang phục của học sinh tiểu học như sau:
- Có thái độ nghiêm túc, trung thực trong học tập, kiểm tra, đánh giá và sinh hoạt.
- Không gây mất trật tự làm ảnh hưởng đến các hoạt động của lớp học, nhà trường và nơi công cộng.
- Không gây nguy hiểm cho bản thân và người khác khi tham gia các hoạt động vui chơi.
(2) Đối với hành vi ứng xử của học sinh THCS và THPT
Theo Điều 36 Điều lệ Trường tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về hành vi ứng xử, trang phục của học sinh THCS và THPT như sau:
- Hành vi, ngôn ngữ, ứng xử của học sinh phải đúng mực, tôn trọng, lễ phép, thân thiện, bảo đảm tính văn hóa, phù hợp với đạo đức và lối sống của lứa tuổi học sinh trung học.
- Trang phục của học sinh phải chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng, thích hợp với độ tuổi, thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở nhà trường.
+ Tùy điều kiện của từng trường, hiệu trưởng có thể quyết định để học sinh mặc đồng phục nếu được nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường nhất trí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?