Cưỡng ép người khác ở lại nước ngoài trái phép dẫn đến chết người thì bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Cưỡng ép người khác ở lại nước ngoài trái phép dẫn đến chết người thì bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Người cưỡng ép người khác ở lại nước ngoài trái phép dẫn đến chết người sau đó tự thú thì được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
- Sau khi chấp hành xong hình phạt tù thì người cưỡng ép người khác ở lại nước ngoài trái phép dẫn đến chết người có đương nhiên được xóa án tích không?
Cưỡng ép người khác ở lại nước ngoài trái phép dẫn đến chết người thì bị phạt bao nhiêu năm tù?
Theo Điều 350 Bộ luật Hình sự 2015, điểm s khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép như sau:
Tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép
1. Người nào cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 120 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với từ 05 người đến 10 người;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Vì động cơ đê hèn;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Đối với 11 người trở lên;
b) Làm chết người.
Theo quy định trên, người cưỡng ép người khác ở lại nước ngoài trái phép dẫn đến chết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
Cưỡng ép người khác ở lại nước ngoài trái phép (Hình từ Internet)
Người cưỡng ép người khác ở lại nước ngoài trái phép dẫn đến chết người sau đó tự thú thì được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Theo quy định tại điểm r khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
...
q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
r) Người phạm tội tự thú;
...
2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Theo đó, người cưỡng ép người khác ở lại nước ngoài trái phép dẫn đến chết người sau đó tự thú thì có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Sau khi chấp hành xong hình phạt tù thì người cưỡng ép người khác ở lại nước ngoài trái phép dẫn đến chết người có đương nhiên được xóa án tích không?
Theo Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về đương nhiên được xóa án tích như sau:
Đương nhiên được xóa án tích
1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
...
Như vậy, do người cưỡng ép người khác ở lại nước ngoài trái phép dẫn đến chết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm nên sau khi chấp hành xong án phạt tù và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn 03 năm hoặc 05 năm (tùy theo mức án mà người này phải chấp hành) mà người này có thể đương nhiên được xóa án tích.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn có được quyền tự chủ trong hoạt động tư vấn hay không?
- Công bố môn thi thứ ba vào lớp 10 tại 63 tỉnh thành năm học 2025-2026 chính thức mới nhất?
- Viết đoạn văn về mùa em yêu thích lớp 2? Viết một đoạn văn ngắn kể về một mùa mà em yêu thích lớp 2?
- Quyết định 163/QĐ-BQP năm 2025 về TTHC thay thế lĩnh vực khen thưởng về Dân quân tự vệ thuộc phạm vi của Bộ Quốc phòng?
- Vì sao thả cá chép cúng ông công ông táo? Khi thả cá chép thả cả túi ni lông có bị phạt hay không?