Cụm thi đua ngành Tư pháp có cơ cấu tổ chức như thế nào? Cụm thi đua ngành Tư pháp hoạt động dựa theo nguyên tắc nào?
Cụm thi đua ngành Tư pháp có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Cụm thi đua, Khu vực thi đua ngành Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2267/QĐ-BTP năm 2016, có quy định về:
Cơ cấu tổ chức của Cụm, Khu vực thi đua
1. Cụm thi đua có Trưởng, Phó trưởng Cụm thi đua và các thành viên, Khu vực thi đua có Trưởng, Phó trưởng Khu vực thi đua và các thành viên.
2. Giúp việc cho Trưởng, Phó trưởng Cụm, Khu vực thi đua là công chức, viên chức phụ trách công tác thi đua, khen thưởng của cơ quan, đơn vị có Thủ trưởng được cử là Trưởng hoặc Phó trưởng Cụm, Khu vực thi đua.
3. Việc cử Trưởng, Phó trưởng Cụm, Khu vực thi đua do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định, theo cơ chế luân phiên hàng năm.
4. Tùy theo điều kiện, tình hình thực tế, Trưởng Cụm, Khu vực thi đua có thể chia Cụm, Khu vực thi đua do mình phụ trách thành các Khối thi đua để thuận lợi cho việc tổ chức phong trào thi đua, quy định tổ chức và hoạt động của các Khối thuộc Cụm, Khu vực thi đua.
Như vậy, theo quy định trên thì Cụm thi đua ngành Tư pháp có cơ cấu tổ chức gồm: Trưởng, Phó trưởng Cụm thi đua và các thành viên.
Cụm thi đua ngành Tư pháp (Hình từ Internet)
Cụm thi đua ngành Tư pháp hoạt động dựa theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Cụm thi đua, Khu vực thi đua ngành Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2267/QĐ-BTP năm 2016, có quy định về nguyên tắc hoạt động như sau:
Nguyên tắc hoạt động
1. Cụm, Khu vực thi đua hoạt động trên nguyên tắc bình đẳng, tự giác, công khai, đoàn kết và phát triển.
2. Cụm, Khu vực thi đua làm việc theo chế độ tập thể, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và quyết định theo đa số; những vấn đề có ý kiến khác nhau được thảo luận tại Hội nghị hoặc lấy ý kiến các thành viên bằng văn bản.
Như vậy, theo quy định trên thì Cụm thi đua ngành Tư pháp hoạt động theo nguyên tắc bình đẳng, tự giác, công khai, đoàn kết và phát triển.
Trưởng Cụm thi đua ngành Tư pháp có quyền yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị trong Cụm báo cáo giải trình về kết quả thực hiện phong trào thi đua và công tác khen thưởng không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 5 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Cụm thi đua, Khu vực thi đua ngành Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2267/QĐ-BTP năm 2016, có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Cụm, Khu vực thi đua như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Cụm, Khu vực thi đua
1. Thay mặt Cụm, Khu vực thi đua chủ trì, điều hành các hoạt động thi đua của Cụm, Khu vực; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành về mọi hoạt động của Cụm, Khu vực thi đua; chủ trì, kết luận các Hội nghị của Cụm, Khu vực thi đua; thay mặt Cụm, Khu vực thi đua ký các văn bản để triển khai nhiệm vụ của Cụm, Khu vực thi đua và được sử dụng chữ ký và con dấu (nếu có) của đơn vị mình khi ban hành các văn bản này.
2. Chủ trì xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức hoạt động nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua của các đơn vị trong Cụm, Khu vực thi đua.
3. Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong Cụm, Khu vực báo cáo, cung cấp số liệu kết quả công tác, xác minh, giải trình về tình hình, kết quả thực hiện phong trào thi đua và công tác khen thưởng thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị.
4. Trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp Kế hoạch tổ chức Hội nghị Cụm, Khu vực thi đua trong đó dự kiến thành phần, nội dung chương trình, thời gian, địa điểm và kèm theo dự toán kinh phí đề nghị Bộ cấp hỗ trợ tổ chức các Hội nghị sau khi thống nhất với Phó trưởng Cụm, Khu vực thi đua.
5. Chủ trì, phối hợp với Phó trưởng Cụm, Khu vực thi đua dự thảo các văn bản có liên quan trình các Hội nghị của Cụm, Khu vực; chuẩn bị nội dung chương trình, tài liệu, thời gian, địa điểm, mời thành phần tham dự các Hội nghị của Cụm, Khu vực thi đua; tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp về kết quả tổ chức Hội nghị theo quy định.
6. Thực hiện sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Tư pháp và Nghị quyết các phiên họp của Cụm, Khu vực thi đua; tổ chức triển khai, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các phong trào thi đua trong Cụm, Khu vực thi đua.
7. Được sử dụng công chức, viên chức, người lao động và các điều kiện, phương tiện làm việc của đơn vị để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Cụm, Khu vực thi đua.
8. Trao đổi thống nhất với Phó trưởng Cụm, Khu vực thi đua để dự kiến Trưởng, Phó trưởng Cụm, Khu vực thi đua của năm tiếp theo, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp chậm nhất là ngày 20 tháng 10 hàng năm.
9. Trình hồ sơ đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Tư pháp xét, đề nghị cấp có thẩm quyền tặng các danh hiệu thi đua cho tập thể, suy tôn điển hình tiên tiến ngành Tư pháp cho tập thể, cá nhân theo quy định của Quy chế này.
10. Bàn giao công việc, hồ sơ, tài liệu cho Trưởng, Phó trưởng Cụm, Khu vực thi đua năm tiếp theo theo quyết định cử Trưởng, Phó trưởng Cụm, Khu vực thi đua của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sau khi kết thúc Hội nghị Tổng kết của Khu vực.
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao.
Như vậy, theo quy định trên thì Trưởng Cụm thi đua ngành Tư pháp có quyền yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị trong Cụm báo cáo giải trình về kết quả thực hiện phong trào thi đua và công tác khen thưởng thuộc phạm vi quản lý của đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?