Cúm A là gì? Bệnh cúm A có phải bệnh cúm mùa? Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cúm biến chứng?

Cúm A là gì? Bệnh cúm A có phải bệnh cúm mùa? Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cúm biến chứng? Nguyên tắc chung trong việc điều trị bệnh cúm mùa là gì? Những biện pháp phòng bệnh chung đối với bệnh cúm mùa?

Cúm A là gì? Bệnh cúm A có phải bệnh cúm mùa? Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cúm biến chứng?

Hiện nay, theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 và những văn bản liên quan khác không có quy định về cúm a là gì.

Theo đó, có thể hiểu Cúm A là một loại virus gây bệnh cúm, một bệnh rất dễ lây lan qua đường hô hấp. Nó có thể lây lan qua các giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.

Cùng với đó, thì cúm A là một trong ba loại virus cúm chính (A, B, và C), và là loại nguy hiểm nhất vì nó có khả năng lây lan rộng và gây ra các đại dịch cúm toàn cầu. Cúm A có nhiều chủng khác nhau, và virus cúm A có thể biến đổi liên tục, dẫn đến sự xuất hiện của các chủng virus mới mà cơ thể con người chưa từng tiếp xúc, từ đó tạo ra nguy cơ bùng phát dịch cúm.

Căn cứ theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cúm mùa được ban hành kèm theo Quyết định 2078/QĐ-BYT năm 2011 như sau:

- Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi. Tại Việt Nam các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.

- Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già (> 65 tuổi), trẻ em (< 5 tuổi) và phụ nữ có thai.

- Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong .

Do đó, có thể hiểu bệnh cúm A là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh cúm mùa, nhưng không phải tất cả các trường hợp cúm mùa đều do virus cúm A gây ra. Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông, và có thể do nhiều loại virus cúm khác nhau gây ra, bao gồm cả cúm A và cúm B, cúm C.

Cùng với đó, căn cứ theo tiểu mục 2 Mục I Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cúm mùa được ban hành kèm theo Quyết định 2078/QĐ-BYT năm 2011 như sau:

I. CHẨN ĐOÁN
...
2. Chẩn đoán mức độ bệnh:
Cúm chưa có biến chứng (cúm nhẹ):
- Lâm sàng có biểu hiện hội chứng cúm đơn thuần.
Cúm có biến chứng (cúm nặng):
- Là ca bệnh nghi ngờ hoặc xác định kèm theo một trong các biểu hiện sau:
+ Có tổn thương ở phổi với biểu hiện suy hô hấp trên lâm sàng (thở nhanh, khó thở, SpO2 giảm, PaO2 giảm) và/hoặc:
+ Có các biến chứng thứ phát như viêm xoang, viêm phổi do bội nhiễm vi khuẩn, sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng.
+ Có các dấu hiệu nặng lên của các bệnh lý mạn tính kèm theo (bệnh phổi, bệnh gan, suy thận, tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh về máu)
- Các đối tượng nguy cơ dễ mắc cúm biến chứng bao gồm:
+ Trẻ em: dưới 5 tuổi, suy dinh dưỡng, béo phì, hen phế quản hoặc bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải
+ Người già trên 65 tuổi
+ Phụ nữ có thai
+ Người lớn mắc các bệnh mạn tính (như đã nêu trên)
+ Suy giảm miễn dịch (bệnh nhân đang điều trị thuốc chống ung thư, HIV/AIDS)

Như vậy, những đối tượng sau đây có nguy cơ dễ mắc cúm biến chứng bao gồm:

+ Trẻ em: dưới 5 tuổi, suy dinh dưỡng, béo phì, hen phế quản hoặc bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải

+ Người già trên 65 tuổi

+ Phụ nữ có thai

+ Người lớn mắc các bệnh mạn tính (như đã nêu trên)

+ Suy giảm miễn dịch (bệnh nhân đang điều trị thuốc chống ung thư, HIV/AIDS).

Cúm A là gì? Bệnh cúm A có phải bệnh cúm mùa? Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cúm biến chứng?

Cúm A là gì? Bệnh cúm A có phải bệnh cúm mùa? Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cúm biến chứng? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc chung trong việc điều trị bệnh cúm mùa là gì?

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục II Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cúm mùa được ban hành kèm theo Quyết định 2078/QĐ-BYT năm 2011 như sau:

II. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc chung
- Bệnh nhân nghi ngờ nhiễm cúm hoặc đã xác định nhiễm cúm phải được cách ly y tế và thông báo kịp thời cho cơ quan y tế dự phòng.
- Nhanh chóng đánh giá tình trạng bệnh nhân và phân loại mức độ bệnh. Các trường hợp bệnh nặng hoặc có biến chứng nặng cần kết hợp các biện pháp hồi sức tích cực và điều trị căn nguyên.
- Thuốc kháng vi rút được dùng càng sớm càng tốt khi có chỉ định.
- Ưu tiên điều trị tại chỗ, nếu điều kiện cơ sở điều trị cho phép nên hạn chế chuyển tuyến.
2. Xử trí theo mức độ bệnh:
- Cúm có biến chứng: cần được nhập viện để điều trị và dùng thuốc kháng vi rút càng sớm càng tốt.
- Cúm có kèm theo các yếu tố nguy cơ: nên được nhập viện để theo dõi và xem xét điều trị sớm thuốc kháng vi rút.
- Cúm chưa biến chứng: Có thể không cần xét nghiệm hoặc điều trị cúm tại cơ sở y tế nếu biểu hiện triệu chứng nhẹ. Nếu triệu chứng nặng lên hoặc người bệnh lo lắng về tình trạng sức khỏe nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và chăm sóc.
...

Như vậy, nguyên tắc chung nhằm điều trị bệnh cúm mùa bao gồm:

- Bệnh nhân nghi ngờ nhiễm cúm hoặc đã xác định nhiễm cúm phải được cách ly y tế và thông báo kịp thời cho cơ quan y tế dự phòng.

- Nhanh chóng đánh giá tình trạng bệnh nhân và phân loại mức độ bệnh. Các trường hợp bệnh nặng hoặc có biến chứng nặng cần kết hợp các biện pháp hồi sức tích cực và điều trị căn nguyên.

- Thuốc kháng vi rút được dùng càng sớm càng tốt khi có chỉ định.

- Ưu tiên điều trị tại chỗ, nếu điều kiện cơ sở điều trị cho phép nên hạn chế chuyển tuyến.

Những biện pháp phòng bệnh chung đối với bệnh cúm mùa?

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục III Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cúm mùa được ban hành kèm theo Quyết định 2078/QĐ-BYT năm 2011 như sau:

III. PHÒNG LÂY NHIỄM CÚM
1. Các biện pháp phòng bệnh chung
- Phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh nghi nhiễm cúm
- Tăng cường rửa tay
- Vệ sinh hô hấp khi ho khạc.
- Tránh tập trung đông người khi có dịch xảy ra.
2. Phòng lây nhiễm từ người bệnh
- Cách ly người bệnh ở buồng riêng
- Người bệnh phải đeo khẩu trang trong thời gian điều trị
- Thường xuyên làm sạch và khử khuẩn buồng bệnh và quần áo, dụng cụ của người bệnh
...

Như vậy, những biện pháp phòng bệnh chung đối với bệnh cúm mùa bao gồm:

- Phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh nghi nhiễm cúm

- Tăng cường rửa tay

- Vệ sinh hô hấp khi ho khạc.

- Tránh tập trung đông người khi có dịch xảy ra.

Bệnh cúm mùa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cúm A là gì? Bệnh cúm A có phải bệnh cúm mùa? Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cúm biến chứng?
Pháp luật
Bệnh cúm mùa thường xuất hiện ở người có độ tuổi bao nhiêu và gây ra các triệu chứng gì? Quy định về chẩn đoán mức độ bệnh cúm mùa như thế nào?
Pháp luật
Yêu cầu các bệnh viện không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc điều trị bệnh cúm mùa, tuyệt đối không được đầu cơ, găm hàng và đẩy giá thuốc tăng cao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh cúm mùa
139 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh cúm mùa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh cúm mùa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào