Cục Kiểm tra sau thông quan trực thuộc Tổng cục Hải quan có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hay không?
Cục Kiểm tra sau thông quan trực thuộc Tổng cục Hải quan có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Quyết định 1384/QĐ-BTC năm 2016 quy định về vị trí và chức năng của Cục Kiểm tra sau thông quan như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Kiểm tra sau thông quan là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trong ngành hải quan thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan và quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp ưu tiên; trực tiếp thực hiện kiểm tra sau thông quan và thẩm định, quản lý doanh nghiệp ưu tiên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo quy định của pháp luật.
2. Cục Kiểm tra sau thông quan có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật
Như vậy, Cục Kiểm tra sau thông quan có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật
Cục Kiểm tra sau thông quan trực thuộc Tổng cục Hải quan có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hay không? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm tra sau thông quan bao gồm những đơn vị nào?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 1384/QĐ-BTC năm 2016 quy định về cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm tra sau thông quan như sau:
Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm tra sau thông quan gồm:
1. Phòng Tổng hợp (gọi tắt là Phòng 1).
2. Phòng Tham mưu xử lý và quản lý doanh nghiệp ưu tiên (gọi tắt là Phòng 2).
3. Phòng Tham mưu, hướng dẫn kiểm tra sau thông quan hàng hóa XNK theo loại hình kinh doanh (gọi tắt là Phòng 3).
4. Phòng Tham mưu, hướng dẫn kiểm tra sau thông quan hàng hóa XNK theo loại hình khác (gọi tắt là Phòng 4).
5. Phòng Thu thập, xác minh và xử lý thông tin (gọi tắt là Phòng 5).
6. Chi cục Kiểm tra sau thông quan khu vực miền Bắc (gọi tắt là Chi cục 1).
7. Chi cục Kiểm tra sau thông quan khu vực miền Trung (gọi tắt là Chi cục 2).
8. Chi cục Kiểm tra sau thông quan khu vực miền Nam (gọi tắt là Chi cục 3).
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định nhiệm vụ và quyền hạn của các Phòng, Chi cục Kiểm tra sau thông quan và cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan.
Như vậy, theo quy định thì cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm tra sau thông quan gồm:
(1) Phòng Tổng hợp;
(2) Phòng Tham mưu xử lý và quản lý doanh nghiệp ưu tiên;
(3) Phòng Tham mưu, hướng dẫn kiểm tra sau thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình kinh doanh;
(4) Phòng Tham mưu, hướng dẫn kiểm tra sau thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình khác;
(5) Phòng Thu thập, xác minh và xử lý thông tin;
(6) Chi cục Kiểm tra sau thông quan khu vực miền Bắc;
(7) Chi cục Kiểm tra sau thông quan khu vực miền Trung;
(8) Chi cục Kiểm tra sau thông quan khu vực miền Nam;
Cục Kiểm tra sau thông quan có được tổ chức tiếp nhận tin báo, tố giác từ các nguồn bí mật ngoài nước hay không?
Căn cứ khoản 6 Điều 2 Quyết định 1384/QĐ-BTC năm 2016 quy định về nhiệm vụ của Cục Kiểm tra sau thông quan như sau:
Nhiệm vụ
...
3. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện các đề án chương trình, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về kiểm tra sau thông quan và doanh nghiệp ưu tiên.
4. Quyết định kiểm tra sau thông quan, ấn định thuế, trực tiếp tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan và thẩm định, quản lý doanh nghiệp ưu tiên theo quy định của pháp luật.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các Cục Hải quan về hoạt động kiểm tra sau thông quan và doanh nghiệp ưu tiên theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin phục vụ hoạt động kiểm tra sau thông quan. Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, thực hiện giao dịch với các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước, tổ chức tiếp nhận tin báo, tố giác từ các nguồn công khai và bí mật, trong và ngoài nước; yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu để phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan và thẩm định, quản lý doanh nghiệp ưu tiên.
7. Tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin trong và ngoài nước phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan; tiến hành khởi tố vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
8. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn, tiến hành xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
9. Áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
10. Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật và phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
...
Như vậy, theo quy định thì Cục Kiểm tra sau thông quan được áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, thực hiện giao dịch với các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước, tổ chức tiếp nhận tin báo, tố giác từ các nguồn công khai và bí mật, trong và ngoài nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời gian tạm ngừng hoạt động công ty luật nước ngoài là bao lâu? Báo cáo về tạm ngừng hoạt động công ty luật có nội dung gì?
- Nghỉ việc điều trị tai nạn lao động 6 tháng thì bị chấm dứt hợp đồng lao động? Mẫu đơn xin thôi việc sau khi điều trị tai nạn lao động?
- Chưa có thẻ căn cước gắn chip thì thực hiện sinh trắc học như thế nào để sử dụng dịch vụ thanh toán?
- Người hành nghề điều dưỡng có văn bằng nào thì được kiểm tra đánh giá năng lực? Cơ quan nào thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực?
- Bình đẳng giới trong gia đình là gì? Vi phạm quyền bình đẳng giới trong gia đình có bị xử phạt không?