Cục Đường sắt Việt Nam báo cáo định kỳ kết quả thực hiện công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt những nội dung gì?
- Mẫu báo cáo định kỳ kết quả thực hiện công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt do Cục Đường sắt Việt Nam thực hiện mới nhất?
- Cục Đường sắt Việt Nam báo cáo định kỳ kết quả thực hiện công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt những nội dung gì?
- Cục Đường sắt Việt Nam quản lý chất lượng công tác bảo trì công trình đường sắt như thế nào?
Mẫu báo cáo định kỳ kết quả thực hiện công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt do Cục Đường sắt Việt Nam thực hiện mới nhất?
Cũng tại điểm i khoản 2 Điều 19 Thông tư 03/2021/TT-BGTVT quy định thì biểu mẫu báo cáo định kỳ kết quả thực hiện công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt do Cục Đường sắt Việt Nam thực hiện theo mẫu tại Mẫu số 02 Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư 03/2021/TT-BGTVT như sau:
Tải mẫu báo cáo định kỳ kết quả thực hiện công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt do Cục Đường sắt Việt Nam thực hiện tại đây: Tải về.
Cục Đường sắt Việt Nam (Hình từ Internet)
Cục Đường sắt Việt Nam báo cáo định kỳ kết quả thực hiện công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 19 Thông tư 03/2021/TT-BGTVT quy định về Báo cáo định kỳ trong quá trình quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt như sau:
Báo cáo định kỳ trong quá trình quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt
...
2. Trên cơ sở báo cáo định kỳ của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn, thuê quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư, Cục Đường sắt Việt Nam bổ sung các nội dung còn lại thuộc kế hoạch bảo trì và tổng hợp báo cáo định kỳ về kết quả thực hiện kế hoạch quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia:
a) Tên báo cáo: Báo cáo định kỳ kết quả thực hiện công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.
b) Nội dung báo cáo phải thể hiện đầy đủ các nội dung công việc được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt hoặc điều chỉnh trong kế hoạch quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt; chất lượng thực hiện, kết quả nghiệm thu, thanh toán; đề xuất, kiến nghị (nếu có).
c) Đối tượng thực hiện báo cáo: Cục Đường sắt Việt Nam.
d) Cơ quan nhận báo cáo: Bộ Giao thông vận tải.
đ) Phương thức gửi báo cáo: Văn bản giấy do người có thẩm quyền ký, đóng dấu của cơ quan, đơn vị; báo cáo trực tuyến trên hệ thống thông tin quản lý, theo dõi và giám sát công tác bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia có sử dụng chữ ký điện tử.
e) Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 30 tháng 7 hàng năm đối với báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm; trước ngày 31 tháng 01 của tháng tiếp theo đối với báo cáo năm.
g) Tần suất thực hiện báo cáo: 02 lần trong năm.
h) Thời gian chốt số liệu báo cáo: Từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 6 đối với báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm; từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 đối với báo cáo năm.
i) Biểu mẫu báo cáo theo mẫu tại Mẫu số 02 Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, trên cơ sở báo cáo định kỳ của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn, thuê quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư, Cục Đường sắt Việt Nam bổ sung các nội dung còn lại thuộc kế hoạch bảo trì và tổng hợp báo cáo định kỳ về kết quả thực hiện kế hoạch quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia:
- Tên báo cáo: Báo cáo định kỳ kết quả thực hiện công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.
- Nội dung báo cáo phải thể hiện đầy đủ các nội dung công việc được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt hoặc điều chỉnh trong kế hoạch quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt; chất lượng thực hiện, kết quả nghiệm thu, thanh toán; đề xuất, kiến nghị (nếu có).
- Cơ quan nhận báo cáo: Bộ Giao thông vận tải.
- Phương thức gửi báo cáo: Văn bản giấy do người có thẩm quyền ký, đóng dấu của cơ quan, đơn vị; báo cáo trực tuyến trên hệ thống thông tin quản lý, theo dõi và giám sát công tác bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia có sử dụng chữ ký điện tử.
- Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 30 tháng 7 hàng năm đối với báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm. Và trước ngày 31 tháng 01 của tháng tiếp theo đối với báo cáo năm.
- Tần suất thực hiện báo cáo: 02 lần trong năm.
- Thời gian chốt số liệu báo cáo: Từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 6 đối với báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm; từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 đối với báo cáo năm.
Cục Đường sắt Việt Nam quản lý chất lượng công tác bảo trì công trình đường sắt như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 18 Thông tư 03/2021/TT-BGTVT quy định như sau:
Quản lý chất lượng công tác bảo trì công trình đường sắt
1. Cục Đường sắt Việt Nam, Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn, thuê quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư, nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác bảo trì công trình đường sắt chịu trách nhiệm thực hiện quản lý chất lượng theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và quy định của Thông tư này.
2. Cục Đường sắt Việt Nam, nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước phải lập hệ thống quản lý chất lượng, bảo trì công trình đường sắt để đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu của công tác, bảo trì công trình đường sắt quốc gia. Hệ thống quản lý chất lượng, bảo dưỡng công trình đường sắt phải có sơ đồ tổ chức rõ ràng, cụ thể, chi tiết, trong đó quy định rõ ràng trách nhiệm của từng cá nhân, cơ quan, bộ phận trong hoạt động quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.
...
Theo quy định trên, Cục Đường sắt Việt Nam chịu trách nhiệm thực hiện quản lý chất lượng theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và quy định của Thông tư này.
Cục Đường sắt Việt Nam phải lập hệ thống quản lý chất lượng, bảo trì công trình đường sắt để đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu của công tác, bảo trì công trình đường sắt quốc gia.
Hệ thống quản lý chất lượng, bảo dưỡng công trình đường sắt phải có sơ đồ tổ chức rõ ràng, cụ thể, chi tiết, trong đó quy định rõ ràng trách nhiệm của từng cá nhân, cơ quan, bộ phận trong hoạt động quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?