Cục Công nghiệp địa phương có cơ cấu tổ chức như thế nào? Cục Công nghiệp địa phương quản lý những tài sản nào?
Cục Công nghiệp địa phương có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục Công nghiệp địa phương ban hành kèm theo Quyết định 6193/QĐ-BCT năm 2008, có quy định về cơ cấu tổ chức như sau:
Cơ cấu tổ chức:
1. Lãnh đạo:
a. Cục trưởng;
b. Các Phó Cục trưởng;
2. Bộ máy giúp việc Cục trưởng, gồm:
a. Văn phòng;
b. Phòng Kế hoạch - Tổng hợp;
c. Phòng Tài chính - Kế toán;
d. Phòng Thông tin - Đào tạo;
đ. Phòng Quản lý khuyến công;
e. Phòng Quản lý khu - cụm - điểm công nghiệp;
g. Phòng Phát triển doanh nghiệp công nghiệp và Hợp tác xã.
Và bộ phận giúp việc, đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh.
3. Các đơn vị sự nghiệp có thu:
a. Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp I;
b. Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp II;
c. Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp III.
Các đơn vị sự nghiệp có thu có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng để hoạt động và giao dịch theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Công nghiệp địa phương có cơ cấu tổ chức như sau:
- Lãnh đạo:
+ Cục trưởng;
+ Các Phó Cục trưởng;
- Bộ máy giúp việc Cục trưởng, gồm:
+ Văn phòng;
+ Phòng Kế hoạch - Tổng hợp;
+ Phòng Tài chính - Kế toán;
+ Phòng Thông tin - Đào tạo;
+ Phòng Quản lý khuyến công;
+ Phòng Quản lý khu - cụm - điểm công nghiệp;
+ Phòng Phát triển doanh nghiệp công nghiệp và Hợp tác xã.
+ Và bộ phận giúp việc, đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Các đơn vị sự nghiệp có thu:
+ Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp I;
+ Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp II;
+ Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp III.
Cục Công nghiệp địa phương (Hình từ Internet)
Cục Công nghiệp địa phương quản lý những tài sản nào?
Căn cứ tại Điều 12 Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục Công nghiệp địa phương ban hành kèm theo Quyết định 6193/QĐ-BCT năm 2008, có quy định về tài sản của Cục như sau:
Tài sản của Cục
Tài sản của Cục do Nhà nước và Bộ Công thương giao quản lý đều là tài sản công, phải được quản lý và sử dụng theo đúng quy định của Pháp luật bao gồm:
1. Nhà, các phòng làm việc, trang thiết bị tại trụ sở làm việc của Cục.
2. Tài sản thuộc các dự án liên quan đến lĩnh vực công nghiệp địa phương và các lĩnh vực liên quan khác của Chính phủ, các tổ chức ở trong nước và ngoài nước được Nhà nước chuyển giao cho Cục quản lý.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Công nghiệp địa phương quản lý những tài sản sau:
- Nhà, các phòng làm việc, trang thiết bị tại trụ sở làm việc của Cục.
- Tài sản thuộc các dự án liên quan đến lĩnh vực công nghiệp địa phương và các lĩnh vực liên quan khác của Chính phủ, các tổ chức ở trong nước và ngoài nước được Nhà nước chuyển giao cho Cục quản lý.
Cục Công nghiệp địa phương có trách nhiệm quản lý tài sản tài chính của Cục như thế nào?
Căn cứ tại Điều 14 Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục Công nghiệp địa phương ban hành kèm theo Quyết định 6193/QĐ-BCT năm 2008, có quy định về trách nhiệm quản lý tài sản, tài chính của Cục như sau:
Trách nhiệm quản lý tài sản, tài chính của Cục
1. Toàn bộ tài sản của Cục được quản lý theo quy định của pháp luật
2. Định kỳ, các tài sản của Cục được kiểm kê, đánh giá lại giá trị, thống kê đầy đủ và ghi sổ sách theo quy định của pháp luật; việc thanh lý, chuyển nhượng và điều động tài sản thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Thực hiện việc lập kế hoạch thu, chi tài chính theo quý, năm; báo cáo tài chính, thống kê và chế độ quyết toán tài chính theo quy định của pháp luật.
4. Xây dựng và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định hiện hành. Thực hiện chế độ công khai tài chính và nghiêm chỉnh chấp hành chế độ kiểm tra tài chính theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Công nghiệp địa phương có trách nhiệm quản lý tài sản tài chính của Cục như sau:
- Toàn bộ tài sản của Cục Công nghiệp địa phương được quản lý theo quy định của pháp luật
- Định kỳ, các tài sản của Cục Công nghiệp địa phương được kiểm kê, đánh giá lại giá trị, thống kê đầy đủ và ghi sổ sách theo quy định của pháp luật; việc thanh lý, chuyển nhượng và điều động tài sản thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Thực hiện việc lập kế hoạch thu, chi tài chính theo quý, năm; báo cáo tài chính, thống kê và chế độ quyết toán tài chính theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định hiện hành. Thực hiện chế độ công khai tài chính và nghiêm chỉnh chấp hành chế độ kiểm tra tài chính theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự phòng bảo hành công trình xây dựng là gì? Tải về giấy đề nghị thanh toán tiền bảo hành công trình xây dựng?
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?