Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng là gì? Tổ chức bộ máy Cục Cảnh sát gồm những Phòng nào?

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng có chức năng gì? Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? Tổ chức bộ máy Cục Cảnh sát gồm những Phòng nào? Thắc mắc đến từ bạn L.K ở Long Thành.

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng là gì và có chức năng gì?

Định nghĩa và chức năng của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng theo Điều 1 Quyết định 01/2007/QĐ-BCA (X13) cụ thể:

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng là đơn vị thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an trực thuộc Tổng cục Cảnh sát;

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng có trách nhiệm tham mưu giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng trong cả nước tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý các loại tội phạm tham nhũng; trực tiếp điều tra các vụ án tham nhũng theo quy định của pháp luật và của Bộ trưởng Bộ Công an.

cục cảnh sát

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (Hình từ Internet)

Tổ chức bộ máy Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng gồm những Phòng nào?

Tổ chức bộ máy Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng quy định ở Điều 3 Quyết định 01/2007/QĐ-BCA (X13) cụ thể:

Tổ chức bộ máy
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng do Cục trưởng chỉ huy, có các Phó Cục trưởng giúp việc.
Tổ chức bộ máy Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng gồm:
1. Phòng Tham mưu (Phòng 1);
2. Phòng Điều tra án tham nhũng trong đầu tư xây dựng cơ bản (Phòng 2);
3. Phòng Điều tra án tham nhũng trong quản lý đất đai, tài nguyên (Phòng 3);
4. Phòng Điều tra án tham nhũng trong lĩnh vực tài chính và quản lý tài sản công (Phòng 4);
5. Phòng Điều tra án tham nhũng trong lĩnh vực quản lý Nhà nước và trong cơ quan quản lý Nhà nước (Phòng 5);
6. Phòng Điều tra án tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế tổng hợp và quản lý các dự án chương trình trọng điểm (Phòng 6);
7. Phòng Điều tra án tham nhũng khu vực miền Trung và Tây Nguyên (Phòng 7);
8. Phòng Điều tra án tham nhũng khu vực Nam Bộ (Phòng 8).
Mỗi phòng do Trưởng phòng phụ trách, có 02 đến 03 Phó Trưởng phòng giúp việc.

Theo đó, tổ chức bộ máy Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng gồm những Phòng sau:

- Phòng Tham mưu (Phòng 1);

- Phòng Điều tra án tham nhũng trong đầu tư xây dựng cơ bản (Phòng 2);

- Phòng Điều tra án tham nhũng trong quản lý đất đai, tài nguyên (Phòng 3);

- Phòng Điều tra án tham nhũng trong lĩnh vực tài chính và quản lý tài sản công (Phòng 4);

- Phòng Điều tra án tham nhũng trong lĩnh vực quản lý Nhà nước và trong cơ quan quản lý Nhà nước (Phòng 5);

- Phòng Điều tra án tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế tổng hợp và quản lý các dự án chương trình trọng điểm (Phòng 6);

- Phòng Điều tra án tham nhũng khu vực miền Trung và Tây Nguyên (Phòng 7);

- Phòng Điều tra án tham nhũng khu vực Nam Bộ (Phòng 8).

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?

Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng theo Điều 2 Quyết định 01/2007/QĐ-BCA (X13) cụ thể:

- Nghiên cứu nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách kinh tế của Đảng và pháp luật của Nhà nước; tình hình hoạt động của các loại tội phạm tham nhũng và công tác phòng ngừa đấu tranh, điều tra, xử lý tội phạm tham nhũng để tham mưu giúp Tổng cục trưởng, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an và đề xuất Bộ trưởng quyết định chủ trương, kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, điều tra, xử lý các loại tội phạm tham nhũng và tổ chức thực hiện quyết định đó.

- Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn và trực tiếp tiến hành công tác xây dựng và sử dụng mạng lưới bí mật, chuyên án trinh sát, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ phòng ngừa, điều tra, xử lý vi phạm và tội phạm tham nhũng theo quy định của pháp luật.

- Tiến hành điều tra các vụ án về những tội phạm, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp về tham nhũng có liên quan đến nhiều địa phương hoặc với người nước ngoài thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra cấp tỉnh nhưng xét thấy cần thiết trực tiếp điều tra; tiếp nhận, tham gia điều tra tố tụng những vụ án do các đơn vị thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra tiến hành nhưng có dấu hiệu tham nhũng; tiếp nhận điều tra tố tụng những vụ án do các đơn vị được giao nhiệm vụ tiến hành các hoạt động điều tra; tiếp nhận điều tra các vụ án tham nhũng từ đơn thư tố giác tội phạm, thông tin báo chí và cơ quan tổ chức xã hội, công dân cung cấp, chuyển giao theo quy định của pháp luật, của Bộ trưởng và Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra.

- Được sử dụng các biện pháp nghiệp vụ đặc biệt nhằm làm tốt công tác phòng ngừa và điều tra tội phạm tham nhũng; phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước phòng, chống tội phạm tham nhũng có hiệu quả; được kiểm tra hành chính việc công khai minh bạch trong hoạt động tài chính của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; kiểm tra việc kê khai tài sản khi có dấu hiệu bất minh; được yêu cầu các tổ chức, cá nhân báo cáo giải trình những vấn đề liên quan theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng.

- Kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, nghị quyết, quyết định, thông tư, chỉ thị của Đảng, Nhà nước và của Bộ trưởng về công tác điều tra tội phạm tham nhũng theo quy định; được quyền yêu cầu các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp và công dân cung cấp tài liệu, phối hợp làm rõ các hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức, các tổ chức của cơ quan doanh nghiệp; yêu cầu đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, các đơn vị công an nhân dân chuyển giao các vụ án tham nhũng đang điều tra nhưng có khó khăn, vướng mắc hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.

- Trong trường hợp đặc biệt, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng được báo cáo xin ý kiến trực tiếp Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an, Ban Chỉ đạo chống tham nhũng của Chính phủ.

- Tổ chức việc truy tìm, ra quyết định truy nã, truy bắt người phạm tội tham nhũng và kiểm tra, đôn đốc, theo dõi kết quả thực hiện việc truy nã, truy tìm theo quy định.

- Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng ở địa phương, tham gia công tác quản lý đối tượng phạm tội tham nhũng bị quản chế, cấm cư trú, cư trú bắt buộc, cải tạo không giam giữ, án treo cư trú tại địa bàn dân cư; thực hiện công tác xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp hành chính khác theo quy định của pháp luật.

- Thông qua công tác đấu tranh, điều tra, xử lý tội phạm tham nhũng, phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm để đề xuất, kiến nghị với các ngành chủ quản, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội có kế hoạch chấn chỉnh, khắc phục kịp thời để phòng ngừa, đấu tranh đạt hiệu quả cao.

- Sơ kết, tổng kết các chuyên đề đấu tranh, điều tra, xử lý tội phạm tham nhũng để đề xuất các chế độ chính sách, quy trình công tác của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, góp phần xây dựng lý luận, nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, chiến đấu của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng.

Tham gia xây dựng nội dung, chương trình, biên soạn giáo trình, bài giảng tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng; phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

- Phối hợp với các đơn vị chức năng nghiên cứu, đề xuất bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó Thủ trưởng và Điều tra viên Cơ quan Cảnh sát điều tra thuộc lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng theo quy định.

- Thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế về công tác điều tra tội phạm tham nhũng theo quy định của Bộ trưởng và Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát.

- Thực hiện công tác xây dựng lực lượng, công tác hậu cần của Cục theo quy định.

- Thực hiện những nhiệm vụ khác thuộc chức năng của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng do Bộ trưởng và Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát giao.

Tham nhũng Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến tham nhũng
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nghĩa vụ báo cáo và xử lý báo cáo về dấu hiệu tham nhũng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Để xảy ra vụ việc tham nhũng rất nghiêm trọng, người đứng đầu tổ chức chính trị bị kỷ luật cảnh cáo hay cách chức?
Pháp luật
Hành vi tham nhũng được hiểu là hành vi như thế nào? Chỉ có những hành vi nhận hối lộ trong khu vực nhà nước mới bị xem là hành vi tham nhũng có đúng không?
Pháp luật
Công chức viên chức để người có quan hệ gia đình lợi dụng can thiệp vào việc thanh tra, kiểm toán có được xem là hành vi tham nhũng?
Pháp luật
Lạm quyền trong thi hành công vụ có được xem là hành vi tham nhũng? Hành vi lạm quyền của công chức trong khi thi hành công vụ mà chưa gây thiệt hại sẽ bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Hành vi tham nhũng trong và ngoài khu vực nhà nước bao gồm các hành vi nào? Xử lý quà tặng trong phòng chống tham nhũng như thế nào?
Pháp luật
Bộ Công thương hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp như thế nào?
Pháp luật
Cha mẹ của người tố cáo về hành vi tham nhũng có thuộc đối tượng được bảo vệ tính mạng sức khỏe hay không?
Pháp luật
Người tố cáo về hành vi tham nhũng có bắt buộc phải gửi văn bản đề nghị quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ không?
Pháp luật
Có được sử dụng ngân sách nhà nước để thực hiện việc áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người tố cáo về hành vi tham nhũng không?
Pháp luật
Hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ bí mật thông tin đối với người tố cáo về hành vi tham nhũng gồm những nội dung gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tham nhũng
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
4,285 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tham nhũng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tham nhũng Xem toàn bộ văn bản về Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào