Cửa khẩu biên giới đất liền được chia thành các loại nào? Có được ngăn cản việc kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu không?
Cửa khẩu biên giới đất liền được hiểu như thế nào?
Cửa khẩu biên giới đất liền được giải thích tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 112/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Nghị định 34/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 31/07/2023) như sau:
Cửa khẩu biên giới đất liền (sau đây gọi tắt là cửa khẩu biên giới hoặc cửa khẩu) là nơi thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu và qua lại biên giới quốc gia trên đất liền. Một cửa khẩu biên giới có thể bao gồm một hoặc nhiều loại tính chất hoạt động: Cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu đường sắt và cửa khẩu đường thủy nội địa.
Trước đây, cửa khẩu biên giới đất liền được giải thích tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 112/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Cửa khẩu biên giới đất liền (sau đây gọi tắt là cửa khẩu biên giới) là nơi thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu và qua lại biên giới quốc gia trên đất liền, bao gồm cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu đường sắt và cửa khẩu biên giới đường thủy nội địa.
Theo đó, cửa khẩu biên giới được hiểu là nơi thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu và qua lại biên giới quốc gia trên đất liền, bao gồm cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu đường sắt và cửa khẩu biên giới đường thủy nội địa.
Cửa khẩu biên giới đất liền được chia thành các loại nào?
Cửa khẩu biên giới đất liền được chia thành các loại được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 112/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 34/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 31/07/2023) như sau:
Loại hình cửa khẩu biên giới; lối mở biên giới; lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương)
1. Loại hình cửa khẩu biên giới
a) Cửa khẩu quốc tế được mở cho người, phương tiện của Việt Nam và nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) được mở cho người, phương tiện Việt Nam và nước láng giềng xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu;
c) Cửa khẩu phụ (cửa khẩu địa phương) được mở cho người, phương tiện Việt Nam và nước láng giềng thuộc tỉnh biên giới nơi có cửa khẩu xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu.
...
Như vậy, cửa khẩu biên giới đất liền được chia thành các loại sau đây:
- Cửa khẩu quốc tế;
- Cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương);
- Cửa khẩu phụ (cửa khẩu địa phương)
Trước đây, căn cứ Điều 4 Nghị định 112/2014/NĐ-CP quy định các loại cửa khẩu biên giới đất liền như sau:
Các loại cửa khẩu biên giới đất liền
Căn cứ vào phạm vi đối tượng xuất, nhập; cửa khẩu biên giới đất liền được chia thành cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), cửa khẩu phụ và lối mở biên giới (sau đây gọi chung là cửa khẩu biên giới).
1. Cửa khẩu quốc tế được mở cho người, phương tiện của Việt Nam và nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) được mở cho người, phương tiện Việt Nam và nước láng giềng có chung cửa khẩu xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Cửa khẩu phụ được mở cho người, phương tiện Việt Nam và nước láng giềng thuộc tỉnh biên giới hai bên xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu.
4. Lối mở biên giới (đường qua lại chợ biên giới, cặp chợ biên giới; điểm thông quan hàng hóa biên giới; đường qua lại tạm thời) được mở cho cư dân biên giới hai bên, phương tiện, hàng hóa của cư dân biên giới hai bên qua lại và các trường hợp khác nhằm thực hiện chính, sách thương mại biên giới theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; hoặc được mở trong trường hợp bất khả kháng hay yêu cầu đặc biệt của hai bên biên giới.
Theo đó, trường hợp bạn thắc mắc căn cứ vào phạm vi đối tượng xuất, nhập, cửa khẩu biên giới đất liền được chia thành cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), cửa khẩu phụ và lối mở biên giới.
Cửa khẩu biên giới (Hình từ Internet)
Nguyên tắc xuất nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới được quy định ra sao?
Theo Điều 5 Nghị định 112/2014/NĐ-CP quy định nguyên tắc xuất, nhập qua cửa khẩu biên giới như sau:
Nguyên tắc xuất, nhập qua cửa khẩu biên giới
1. Người, phương tiện, hàng hóa, vật phẩm xuất, nhập qua cửa khẩu biên giới phải có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, thực hiện các nguyên tắc, thủ tục theo quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu và các quy định khác của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; chịu sự quản lý, kiểm tra, kiểm soát, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu.
2. Người, phương tiện, hàng hóa không thuộc cư dân biên giới hai bên xuất, nhập qua lối mở biên giới thực hiện chính sách thương mại biên giới theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Hoạt động xuất, nhập qua biên giới đối với người, phương tiện, hàng hóa, vật phẩm của Việt Nam và nước ngoài chỉ được thực hiện tại các cửa khẩu, lối mở biên giới theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Theo đó, nguyên tắc xuất nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới được quy định như trên.
Có được ngăn cản việc kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu không?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị định 112/2014/NĐ-CP quy định cụ thể về các hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực cửa khẩu như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực cửa khẩu
1. Sử dụng hộ chiếu, giấy tờ giả, hộ chiếu, giấy tờ trái với quy định pháp luật Việt Nam; tổ chức, đưa, đón dẫn đường, chuyên chở người xuất cảnh, nhập cảnh trái phép.
2. Tuyên truyền, kích động hoặc có hành vi phá hoại an ninh, gây rối, gây mất trật tự công cộng, gây ùn tắc cản trở các hoạt động lưu thông hợp pháp tại cửa khẩu; không chấp hành hoặc ngăn cản việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu; sử dụng, mua bán, vận chuyển trái phép tài liệu, vật mang tin có chứa thông tin bí mật quân sự, bí mật nhà nước, sách báo, văn hóa phẩm độc hại.
3. Đưa, đón người, chuyên chở, xếp, dỡ hàng hóa không đúng nơi quy định, đi vào khu vực cấm.
4. Làm mất vệ sinh công cộng, gây ô nhiễm môi trường và các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến cảnh quan khu vực cửa khẩu.
5. Các hoạt động khác trái với quy định pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Theo đó, không được ngăn cản việc kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu vì hành vi trên là hành vi bị nghiêm cấm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt chủ trương thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản trang thiết bị của cơ quan đơn vị theo Nghị định 138?
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?