Crypto là gì? Mua bán tiền điện tử Crypto có vi phạm pháp luật hay không? Các cách phân loại cơ bản về Crypto?

Crypto là gì? Các cách phân loại cơ bản về Crypto? Tiền điện tử crypto có được coi là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam hay không? Mua bán tiền điện tử Crypto có vi phạm pháp luật hay không?

Crypto là gì?

Crypto còn được gọi là Cryptocurrency, là một dạng tiền điện tử được tung ra và phát hành bởi các dự án Blockchain. Nó được dùng tương tự một phương tiện giao dịch như tiền thật trong thực tế, nhưng những giao dịch này lại được diễn ra trên nền tảng Blockchain.

Crypto còn có tên gọi khác là tiền ảo, cái tên phổ biến nhất từ các người dùng trong thị trường này.

Có 2 cách phân loại cơ bản về Crypto:

(1) Bitcoin và Altcoin

Bitcoin (BTC): Là loại tiền điện tử đầu tiên, được phát hành dưới dạng mã nguồn mở. Sử dụng giao thức ngang hàng trong nền tảng Blockchain để giao dịch trực tiếp giữa người dùng với nhau mà không cần các bên trung gian kiểm soát.

Altcoin: Được gọi là coin thay thế vì sau Bitcoin, tất cả các đồng tiền được phát hành đều được gọi là Alternative coin. Tuy nhiên, chức năng của Altcoin cơ bản tương tự như Bitcoin. Một số Altcoin phổ biến hiện nay là Ethereum (ETH), Litecoin (LTC)…

(2) Coin và Token

Về coin: Là loại tiền điện tử được phát hành dựa vào nền tảng Blockchain. Đồng coin được phát hành nhằm mục đích giải quyết các vấn đề liên quan để giao dịch, bảo mật thông tin, phát triển các ứng dụng về tài chính, ngân hàng, …

Về Token: Đây cũng là loại tiền cũng được phát hành trên nền tảng Blockchain. Tuy nhiên, Token không có nền tảng riêng mà hoạt động trên một Blockchain khác.

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo

Crypto là gì? Mua bán tiền điện tử Crypto có vi phạm pháp luật hay không? Các cách phân loại cơ bản về Crypto?

Crypto là gì? Mua bán tiền điện tử Crypto có vi phạm pháp luật hay không? Các cách phân loại cơ bản về Crypto? (Hình từ Internet)

Tiền điện tử crypto có được coi là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam không?

Theo điểm a khoản 2 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 có quy định về ngoại hối như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Ngoại hối bao gồm:
a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);
...

Theo Điều 16 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010:

Đơn vị tiền
Đơn vị tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là "Đồng", ký hiệu quốc gia là "đ", ký hiệu quốc tế là "VND", một đồng bằng mười hào, một hào bằng mười xu.

Đồng thời, tại Điều 17 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 có quy định về phát hành tiền giấy, tiền kim loại như sau:

Phát hành tiền giấy, tiền kim loại
1. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế.
4. Tiền giấy, tiền kim loại phát hành vào lưu thông là tài sản "Nợ" đối với nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản "Có" của Ngân hàng Nhà nước.

Theo khoản 10 Điều 3 Nghị định 52/2024/NĐ-CP thì phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt (sau đây gọi là phương tiện thanh toán) là phương tiện do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, công ty tài chính được phép phát hành thẻ tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung ứng dịch vụ ví điện tử phát hành và được khách hàng sử dụng nhằm thực hiện giao dịch thanh toán, bao gồm:

- Séc;

- Lệnh chi;

- Ủy nhiệm chi;

- Nhờ thu;

- Ủy nhiệm thu;

- Thẻ ngân hàng (bao gồm: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước);

- Ví điện tử;

- Các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Do đó, tiền điện tử Crypto không thuộc các đồng tiền trên và không được coi là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.

Các hoạt động thanh toán bằng tiền điện tử crypto tại Việt Nam là vi phạm pháp luật. Các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động này có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mua bán tiền điện tử Crypto có vi phạm pháp luật hay không?

Như đã phân tích trên, Crypto không được xem là tiền tệ và cũng không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam nên việc dùng nó để thực hiện các giao dịch mua bán, thanh toán là chưa được chấp nhận ở nước ta .

Do đó, việc thực hiện các giao dịch mua bán, thanh toán bằng tiền điện tử Crypto có thể bị phạt như sau:

Xử phạt vi phạm hành chính

Theo khoản 6 Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm d khoản 15 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP) quy định thì đối với hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng đồng Crypto như là một phương tiện thanh toán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng. (đối với cá nhân)

Đối với tổ chức thì mức phạt bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP).

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ theo khoản 1 Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 48 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.

Theo đó, việc phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả gây thiệt hại cho người khác từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Đối với việc mua bán đồng Crypto bằng tiền thì hiện nay pháp luật vẫn chưa ban hành quy định cấm.

Tuy nhiên, nếu cá nhân có hành vi sử dụng tiền điện tử như một phương tiện thanh toán thay thế cho tiền VNĐ để thực hiện các giao dịch hoặc các phương tiên tiện thanh toán hợp pháp khác, thì có thể tùy theo mức độ sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tiền điện tử
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Crypto là gì? Mua bán tiền điện tử Crypto có vi phạm pháp luật hay không? Các cách phân loại cơ bản về Crypto?
Pháp luật
Làm airdrop là gì? Nhà nước tăng cường kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên quan đến tiền điện tử như thế nào?
Pháp luật
Cày airdrop là gì? Kiếm tiền airdrop là như thế nào? Tiền kiếm được từ việc cày airdrop có hợp pháp không?
Pháp luật
Airdrop là gì? Dự án airdrop là gì? Tiền điện tử từ các dự án Airdrop có được coi là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam không?
Pháp luật
Giá Bitcoin là gì? Bitcoin có phải là tiền tệ không? Sử dụng Bitcoin để giao dịch thanh toán có bị đi tù?
Pháp luật
Tiền điện tử là gì? Phương tiện nào lưu trữ tiền điện tử theo quy định tại Nghị định 52 mới nhất?
Pháp luật
Tiền điện tử có phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam hay không? Tiền điện tử (tiền ảo) có được xem là tài sản hay không?
Pháp luật
Tiền điện tử là gì? Quy định mới về tiền điện tử từ 01/7/2024 theo Nghị định 52/2024/NĐ-CP thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiền điện tử
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
923 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tiền điện tử

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiền điện tử

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào