Crypto là gì? Mua bán tiền điện tử Crypto có vi phạm pháp luật hay không? Các cách phân loại cơ bản về Crypto?
Crypto là gì?
Crypto còn được gọi là Cryptocurrency, là một dạng tiền điện tử được tung ra và phát hành bởi các dự án Blockchain. Nó được dùng tương tự một phương tiện giao dịch như tiền thật trong thực tế, nhưng những giao dịch này lại được diễn ra trên nền tảng Blockchain.
Crypto còn có tên gọi khác là tiền ảo, cái tên phổ biến nhất từ các người dùng trong thị trường này.
Có 2 cách phân loại cơ bản về Crypto:
(1) Bitcoin và Altcoin
Bitcoin (BTC): Là loại tiền điện tử đầu tiên, được phát hành dưới dạng mã nguồn mở. Sử dụng giao thức ngang hàng trong nền tảng Blockchain để giao dịch trực tiếp giữa người dùng với nhau mà không cần các bên trung gian kiểm soát.
Altcoin: Được gọi là coin thay thế vì sau Bitcoin, tất cả các đồng tiền được phát hành đều được gọi là Alternative coin. Tuy nhiên, chức năng của Altcoin cơ bản tương tự như Bitcoin. Một số Altcoin phổ biến hiện nay là Ethereum (ETH), Litecoin (LTC)…
(2) Coin và Token
Về coin: Là loại tiền điện tử được phát hành dựa vào nền tảng Blockchain. Đồng coin được phát hành nhằm mục đích giải quyết các vấn đề liên quan để giao dịch, bảo mật thông tin, phát triển các ứng dụng về tài chính, ngân hàng, …
Về Token: Đây cũng là loại tiền cũng được phát hành trên nền tảng Blockchain. Tuy nhiên, Token không có nền tảng riêng mà hoạt động trên một Blockchain khác.
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Crypto là gì? Mua bán tiền điện tử Crypto có vi phạm pháp luật hay không? Các cách phân loại cơ bản về Crypto? (Hình từ Internet)
Tiền điện tử crypto có được coi là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam không?
Theo điểm a khoản 2 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 có quy định về ngoại hối như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Ngoại hối bao gồm:
a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);
...
Theo Điều 16 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010:
Đơn vị tiền
Đơn vị tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là "Đồng", ký hiệu quốc gia là "đ", ký hiệu quốc tế là "VND", một đồng bằng mười hào, một hào bằng mười xu.
Đồng thời, tại Điều 17 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 có quy định về phát hành tiền giấy, tiền kim loại như sau:
Phát hành tiền giấy, tiền kim loại
1. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế.
4. Tiền giấy, tiền kim loại phát hành vào lưu thông là tài sản "Nợ" đối với nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản "Có" của Ngân hàng Nhà nước.
Theo khoản 10 Điều 3 Nghị định 52/2024/NĐ-CP thì phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt (sau đây gọi là phương tiện thanh toán) là phương tiện do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, công ty tài chính được phép phát hành thẻ tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung ứng dịch vụ ví điện tử phát hành và được khách hàng sử dụng nhằm thực hiện giao dịch thanh toán, bao gồm:
- Séc;
- Lệnh chi;
- Ủy nhiệm chi;
- Nhờ thu;
- Ủy nhiệm thu;
- Thẻ ngân hàng (bao gồm: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước);
- Ví điện tử;
- Các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Do đó, tiền điện tử Crypto không thuộc các đồng tiền trên và không được coi là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.
Các hoạt động thanh toán bằng tiền điện tử crypto tại Việt Nam là vi phạm pháp luật. Các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động này có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mua bán tiền điện tử Crypto có vi phạm pháp luật hay không?
Như đã phân tích trên, Crypto không được xem là tiền tệ và cũng không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam nên việc dùng nó để thực hiện các giao dịch mua bán, thanh toán là chưa được chấp nhận ở nước ta .
Do đó, việc thực hiện các giao dịch mua bán, thanh toán bằng tiền điện tử Crypto có thể bị phạt như sau:
Xử phạt vi phạm hành chính
Theo khoản 6 Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm d khoản 15 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP) quy định thì đối với hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng đồng Crypto như là một phương tiện thanh toán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng. (đối với cá nhân)
Đối với tổ chức thì mức phạt bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP).
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Căn cứ theo khoản 1 Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 48 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.
Theo đó, việc phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả gây thiệt hại cho người khác từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Đối với việc mua bán đồng Crypto bằng tiền thì hiện nay pháp luật vẫn chưa ban hành quy định cấm.
Tuy nhiên, nếu cá nhân có hành vi sử dụng tiền điện tử như một phương tiện thanh toán thay thế cho tiền VNĐ để thực hiện các giao dịch hoặc các phương tiên tiện thanh toán hợp pháp khác, thì có thể tùy theo mức độ sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?