Công văn 316 giải thể công đoàn: Công đoàn cơ sở và đoàn viên công đoàn những đơn vị giải thể do ai quản lý?
Công văn 316 giải thể công đoàn: Công đoàn cơ sở và đoàn viên công đoàn những đơn vị giải thể do ai quản lý?
Ngày 10/12/2024, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Công văn 316-CV/ĐĐTLĐ năm 2024 về việc sắp xếp tổ chức bộ máy liên đoàn lao động tỉnh, thành phố.
Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao đổi và đề nghị các tỉnh ủy, thành ủy quan tâm, tạo điều kiện và chỉ đạo liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017.
Trong đó, tại Mục 3 Công văn 316-CV/ĐĐTLĐ năm 2024 có nêu rõ về việc sắp xếp tổ chức bộ máy đối với các công đoàn ngành địa phương như sau:
- Giải thể tất cả công đoàn ngành địa phương và tương đương khác (bao gồm cả công đoàn ngành giáo dục, công đoàn ngành y tế, công đoàn ngành công thương tại các địa phương không thực hiện thí điểm) và thành lập Công đoàn Khối đảng và Công đoàn Khối chính quyền trực thuộc liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để quản lý các công đoàn cơ sở và đoàn viên công đoàn những đơn vị giải thể.
- Chưa thực hiện sắp xếp, giải thể đối với các công đoàn ngành địa phương đang thực hiện Đề án thí điểm sắp xếp công đoàn ngành, công đoàn tổng công ty trực thuộc, tập trung, xuyên suốt, hiệu quả theo Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”, gồm các công đoàn ngành tại các địa phương:
+ Công đoàn ngành công thương (Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Hải Phòng; tỉnh Tiền Giang, tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Bắc Ninh);
+ Công đoàn ngành giáo dục (Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bắc Giang, tỉnh Nghệ An, tỉnh Bình Dương);
+ Công đoàn ngành y tế (Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Hòa Bình, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Bình Dương);
+ Công đoàn dệt may (Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương).
Như vậy, theo Công văn 316 khi giải thể công đoàn ngành địa phương và tương đương sẽ đồng thời thành lập Công đoàn Khối đảng và Công đoàn Khối chính quyền trực thuộc liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để quản lý các công đoàn cơ sở và đoàn viên công đoàn những đơn vị giải thể.
Công văn 316 giải thể công đoàn: Công đoàn cơ sở và đoàn viên công đoàn những đơn vị giải thể do ai quản lý? (Hình từ Internet)
Sắp xếp các ban thuộc cơ quan liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo tỷ lệ như thế nào theo Công văn 316?
Căn cứ theo Mục 1 Công văn 316-CV/ĐĐTLĐ năm 2024 hướng dẫn sắp xếp các ban thuộc cơ quan liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo tỷ lệ như sau:
- Các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang thực hiện mô hình 07 ban theo Quy định số 212-QĐ/TW, thực hiện sắp xếp có tối đa 05 ban, giảm 02 ban theo quy định hiện hành, tỷ lệ giảm là 28,6%.
- Các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang thực hiện mô hình tổ chức bộ máy 06 ban theo Quy định số 212-QĐ/TW, thực hiện sắp xếp có tối đa 04 ban, giảm 02 ban theo quy định, tỷ lệ giảm là 33,3%.
- Các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang thực hiện mô hình tổ chức bộ máy 04 ban, thực hiện sắp xếp có tối đa 03 ban, giảm 01 ban theo quy định, tỷ lệ giảm là 25%.
Tổ chức thực hiện Nghị quyết 18 như thế nào?
Việc tổ chức thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả do Ban Chấp hành Trung ương ban hành được thực hiện theo hướng dẫn tại Phần IV Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 như sau:
(1) Bộ Chính trị ban hành Kế hoạch thực hiện, tổ chức quán triệt Nghị quyết, xác định rõ những việc cần làm ngay, những việc phải làm theo lộ trình, phân công cụ thể và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết.
(2) Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, khẩn trương thể chế hoá, cụ thể hoá các nội dung Nghị quyết, nhất là những việc cần phải làm ngay.
(3) Các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng uỷ trực thuộc Trung ương tổ chức học tập quán triệt, chủ động xây dựng kế hoạch, đề án cụ thể để thực hiện Nghị quyết ở cấp mình.
(4) Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc triển khai và đề xuất định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công văn 316 giải thể công đoàn: Công đoàn cơ sở và đoàn viên công đoàn những đơn vị giải thể do ai quản lý?
- Thuyết minh về mâm cơm ngày Tết ngắn gọn? Thuyết minh về món ăn truyền thống ngày Tết? Nhiệm vụ của học sinh là gì?
- Tại sao đi chùa đầu năm? Ý nghĩa của việc đi lễ chùa đầu năm là gì? Chùa có phải là cơ sở tôn giáo?
- Con xà niêng là con gì? Con hà nàm là con gì? Các nhóm thuộc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm?
- Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng Nghị định 174/2024/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm ra sao?