Công văn 206/TANDTC-PC 2022: Giải đáp 30 vướng mắc trong xét xử vụ án hình sự, vụ việc dân sự, hành chính?
- Đã có Công văn 206/TANDTC-PC Tòa án nhân dân tối cao giải đáp vướng mắc trong công tác xét xử vụ án hình sự, vụ việc dân sự, hành chính?
- Giải đáp vấn đề người đủ 18 tuổi phạm tội nhưng trước đó đã bị kết án khi chưa đủ 16 tuổi thì có thuộc trường hợp “phạm tội lần đầu” hay không?
- Người khởi kiện quyết định thu hồi đất liên quan đến dự án quốc phòng thì Tòa án có được thụ lý không?
Đã có Công văn 206/TANDTC-PC Tòa án nhân dân tối cao giải đáp vướng mắc trong công tác xét xử vụ án hình sự, vụ việc dân sự, hành chính?
Ngày 27/12/2022, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Công văn 206/TANDTC-PC năm 2022 về thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong công tác xét xử
Cụ thể Công văn 206/TANDTC-PC năm 2022 vừa ban hành đã hướng dẫn một số vướng mắc trong giải quyết các vấn đề trong công tác xét xử:
- Hình sự
- Tố tụng hình sự
- Dân sự, tố tụng dân sự
- Kinh doanh thương mại
- Hành chính, tố tụng hành chính
- Công tác hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Công văn 206/TANDTC-PC năm 2022: TANDTC giải đáp vướng mắc trong xét xử vụ án hình sự, vụ việc dân sự, hành chính?
Giải đáp vấn đề người đủ 18 tuổi phạm tội nhưng trước đó đã bị kết án khi chưa đủ 16 tuổi thì có thuộc trường hợp “phạm tội lần đầu” hay không?
Căn cứ vào Điều 107 Bộ luật Hình sự 2015 ( được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:
Xóa án tích
1. Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi;
b) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý;
c) Người bị áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại Mục 3 Chương này.
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đương nhiên được xóa án tích nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 06 tháng trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 01 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 02 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm.
Căn cứ vào tiểu mục 1 Mục I Công văn 206/TANDTC-PC năm 2022 giải đáp như sau:
1. Người đủ 18 tuổi phạm tội nhưng trước đó đã bị kết án khi chưa đủ 16 tuổi thì có thuộc trường hợp “phạm tội lần đầu” hay không?
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 107 Bộ luật Hình sự thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị kết án được coi là không có án tích. Do vậy, trường hợp người đủ 18 tuổi phạm tội nhưng trước đó đã bị kết án khi chưa đủ 16 tuổi thì thuộc trường hợp “phạm tội lần đầu”.
Theo các quy định trên, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị kết án được coi là không có án tích
Do vậy, trường hợp người đủ 18 tuổi phạm tội nhưng trước đó đã bị kết án khi chưa đủ 16 tuổi thì thuộc trường hợp “phạm tội lần đầu”.
Người khởi kiện quyết định thu hồi đất liên quan đến dự án quốc phòng thì Tòa án có được thụ lý không?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 30 Luật Tố tụng hành chính 2015 (được bổ sung bởi khoản 7 Điều 2 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019) quy định như sau:
Khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định, hành vi sau đây:
a) Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật;
b) Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng;
c) Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.
2. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.
3. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước
4. Khiếu kiện danh sách cử tri.
Căn cứ vào tiểu mục 3 Mục V Công văn 206/TANDTC-PC năm 2022 hướng dẫn như sau:
3. Người khởi kiện khởi kiện quyết định thu hồi đất liên quan đến dự án quốc phòng thì Tòa án có được thụ lý không?
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 thì khiếu kiện không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm:
“a) Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật."
Do vậy, Tòa án cần phải xem xét đánh giá tài liệu chứng cứ để xác định việc thu hồi đất của dự án đó có thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng hay không. Nếu không thuộc lĩnh vực trên thì vẫn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Theo đó, quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Như vậy, theo các quy định trên về vấn đề thụ lý đơn khởi kiện của người khởi kiện quyết định thu hồi đất liên quan đến dự án quốc phòng , Tòa án cần phải xem xét đánh giá tài liệu chứng cứ để xác định việc thu hồi đất của dự án đó có thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng hay không. Nếu không thuộc lĩnh vực trên thì vẫn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?