Công ty tuyển người học nghề, tập nghề và giữ lại làm việc có phải báo cáo với Sở Lao động không?
Công ty tuyển người học nghề, tập nghề để làm việc cho công ty thì không phải xin giấy phép không?
Công ty tuyển người học nghề, tập nghề để làm việc cho công ty thì không phải xin giấy phép không, thì căn cứ khoản 3 Điều 61 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động
1. Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
2. Tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc. Thời hạn tập nghề không quá 03 tháng.
3. Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không được thu học phí; phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
...
Theo đó, công ty tuyển người học nghề, tập nghề để làm việc cho công ty thì không phải xin giấy phép, không được thu học phí; phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Người học nghề, tập nghề (Hình từ Internet)
Công ty tuyển người học nghề, tập nghề và giữ lại làm việc có phải báo cáo với Sở Lao động không?
Về chế độ báo cáo, hiện quy định về đào tạo thường xuyên tại nơi làm việc của doanh nghiệp thực hiện theo khoản 2 Điều 42 Nghị định 15/2019/NĐ-CP như sau:
Quyền của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp
...
2. Được tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên tại nơi làm việc của doanh nghiệp theo quy định sau đây:
a) Đối tượng đào tạo là người lao động làm việc tại doanh nghiệp và lao động khác có nhu cầu được đào tạo;
b) Chương trình đào tạo bao gồm: Chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo thường xuyên theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 của Luật giáo dục nghề nghiệp;
...
e) Báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức đào tạo trước khi tổ chức đào tạo để theo dõi, quản lý.
...
Và theo khoản 1 Điều 43 Nghị định 15/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp
1. Hàng năm báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi doanh nghiệp có trụ sở chính về nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động theo ngành nghề và nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp.
...
Theo đó, công ty tuyển người học nghề, tập nghề thì vẫn phải báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Người học nghề, tập nghề để làm việc cho công ty phải đủ 18 tuổi đúng không?
Người học nghề, tập nghề để làm việc cho công ty phải đủ 18 tuổi đúng không, thì căn cứ theo Điều 61 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động
1. Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
2. Tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc. Thời hạn tập nghề không quá 03 tháng.
3. Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không được thu học phí; phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
4. Người học nghề, người tập nghề phải đủ 14 tuổi trở lên và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu học nghề, tập nghề. Người học nghề, người tập nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành phải từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao.
5. Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, người tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận.
6. Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật này.
Theo đó, người học nghề, tập nghề phải đủ 14 tuổi trở lên và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu học nghề, tập nghề.
Người học nghề, người tập nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành phải từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?