Công ty muốn tăng thêm thời giờ làm việc cho người lao động thì phải tuân thủ theo những quy định gì?
Phụ lục hợp đồng lao động khi thay đổi thời giờ làm việc
Căn cứ Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 quy định các vấn đề về phụ lục hợp đồng lao động như sau:
- Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
- Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
+ Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
+ Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.
Theo đó, trong trường hợp muốn thay đổi thời giờ làm việc thì công ty của anh/chị có thể lập phụ lục để sửa đổi hợp đồng lao động. Tuy nhiên khi sửa đổi hợp đồng lao động, các bên phải ghi rõ nội dung, điều khoản sửa đổi và thời điểm mà nội dung thay đổi này có hiệu lực pháp luật.
Sửa đổi hợp đồng lao động khi muốn thay đổi thời giờ làm việc có được không?
Tại Điều 33 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động như sau:
“Điều 33. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
3. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.”
Theo quy định này, khi muốn sửa đổi hợp đồng lao động, trước tiên Công ty chị cần phải thỏa thuận lại việc sửa đổi này đối với người lao động. Bên cạnh đó, công ty cũng cần lưu ý đến thời hạn thông báo việc sửa đổi hợp đồng lao động này ít nhất là 03 ngày. Việc tiến hành sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động chỉ được phép khi người lao động đồng ý với việc sửa đổi trên.
Sau khi có được sự đồng ý của người lao động, việc sửa đổi hợp đồng lao động bằng cách tiến hành ký kết phụ lục hợp đồng lao động của công ty anh/chị là đúng quy định của pháp luật.
Tải về mẫu phụ lục hợp đồng lao động mới nhất 2023: Tại Đây
Công ty muốn tăng thêm thời giờ làm việc cho người lao động thì phải tuân thủ theo những quy định gì?
Thời giờ làm việc tối đa theo quy định của pháp luật
Căn cứ Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời giờ làm việc bình thường của người lao động, cụ thể như sau:
“Điều 105. Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.”
Theo đó, với quy định về thời giờ làm việc trong một ngày sau thay đổi là từ 8 giờ 30 đến 17 giờ, thời giờ nghỉ trưa từ 12 giờ đến 13 giờ thì tổng cộng một ngày người lao động làm việc tại công ty là 7 tiếng 30 phút. Tổng thời giờ làm việc trong một tuần sau thay đổi là 45 tiếng, khoảng thời gian này vẫn nằm trong giới hạn 48 giờ làm việc trong 01 tuần được quy định tại khoản 1 Điều 105 Bộ luật Lao động 2019.
Mức xử phạt về thời giờ làm việc đối với người sử dụng lao động
Việc thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật là hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động. Mức phạt vi phạm đối với hành vi này được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, cụ thể: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sản xuất con dấu là việc sản xuất như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền sản xuất con dấu có hình Quốc huy?
- Nghị quyết 218 tiếp tục giảm 2% thuế GTGT 6 tháng đầu năm 2025? Thông tin mới nhất về giảm thuế GTGT 2025 ra sao?
- Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2024
- Tổ chức Đảng vi phạm hoạt động của Đảng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức giải tán theo Quy định 69?
- Rằm tháng 10 âm lịch là ngày lễ lớn nước ta? Người lao động có được nghỉ làm hưởng lương vào ngày Rằm tháng 10?