Công ty mới thành lập có thay đổi tên công ty được không? Trình tự thủ tục thay đổi tên công ty?
Công ty mới thành lập có thay đổi tên công ty được không?
Tại Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau
"Điều 38. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật này.
2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc."
Theo đó tên doanh nghiệp được hiểu là tên tiếng Việt của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có tên tiếng nước ngoài (thường là tiếng Anh) và tên viết tắt.
Đồng thời tại khoản 1 Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
"Điều 28. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
3. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
4. Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân."
Tuy nhiên tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp phải đổi tên khi tên đó xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký thay đổi tên của mình.
"Điều 19. Xử lý đối với trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
2. Căn cứ để xác định tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được thực hiện theo các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ."
Như vậy quy định trên cho thấy Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tên doanh nghiệp một trong những là nội dung không thể thiếu. Vì thế doanh nghiệp có thể thay đổi tên trong quá trình hoạt động. Việc đổi tên là theo nhu cầu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu đặt tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp.
Thay đổi tên công ty
Hồ sơ thay đổi tên doanh nghiệp
Căn cứ khoản 1 Điều 48 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ đổi tên công ty như sau:
“Điều 48. Đăng ký đổi tên doanh nghiệp
1. Trường hợp đổi tên doanh nghiệp, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
b) Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc đổi tên doanh nghiệp.”
Như vậy, để thực hiện thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp cần nộp các hồ sơ như sau:
- Thông báo thay đổi tên doanh nghiệp;
- Biên bản họp công ty về việc thay đổi tên doanh nghiệp (yêu cầu đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên).
- Quyết định thay đổi tên công ty.
- Giấy giới thiệu, giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ.
Trình tự thủ tục thay đổi tên công ty
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ nêu trên;
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Riêng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh bắt buộc nộp hồ sơ qua mạng. Sau khi có tiếp nhận của cơ quan đăng ký kinh doanh doanh nghiệp nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
Bước 3: Xem xét và trả kết quả
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu tên doanh nghiệp đăng ký thay đổi không trái với quy định về đặt tên doanh nghiệp.
Bước 4: Công bố thông tin thay đổi doanh nghiệp
Sau khi thay đổi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải công bố thông tin thay đổi trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia trong vòng 30 ngày kể từ ngày thay đổi. Lệ phí công bố thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 100.000 đồng/lần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?