Công ty liên kết sau khi mua cổ phiếu quỹ thì có phải sẽ trở thành công ty con của nhà đầu tư hay không?

Cho tôi hỏi có công ty liên kết sau khi mua cổ phiếu quỹ thì có phải sẽ trở thành công ty con của nhà đầu tư hay không? Trong trường hợp đó thì việc loại bỏ khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con được thực hiện theo nguyên tắc và phương pháp nào? Câu hỏi của anh Long từ Hà Nội

Công ty liên kết sau khi mua cổ phiếu quỹ thì có phải sẽ trở thành công ty con của nhà đầu tư hay không?

Căn cứ khoản 2 Điều 17 Thông tư 202/2014/TT-BTC quy định về việc công ty liên kết mua cổ phiếu quỹ như sau:

Kế toán giao dịch công ty con, công ty liên kết mua lại cổ phiếu đã phát hành (cổ phiếu quỹ) và đầu tư ngược lại công ty mẹ
...
2. Trường hợp công ty liên kết mua cổ phiếu quỹ
Khi công ty liên kết mua cổ phiếu quỹ, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư trong tài sản thuần của công ty liên kết sẽ tăng lên và nếu đủ để kiểm soát, nhà đầu tư sẽ trở thành công ty mẹ, công ty liên kết trở thành công ty con. Trường hợp này, nhà đầu tư áp dụng phương pháp kế toán hợp nhất kinh doanh qua nhiều giai đoạn theo quy định tại Điều 15 và khoản 1 Điều 16 Thông tư này.
...

Theo đó, khi công ty liên kết mua cổ phiếu quỹ, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư trong tài sản thuần của công ty liên kết sẽ tăng lên và nếu đủ để kiểm soát, nhà đầu tư sẽ trở thành công ty mẹ, công ty liên kết trở thành công ty con.

Như vậy, công ty liên kết sẽ không mặc nhiên trở thành công ty con ngay sau khi mua cổ phiếu quỹ.

Việc này chỉ zảy ra khi tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư trong tài sản thuần của công ty liên kết sẽ tăng lên và đủ để kiểm soát trở thành công ty mẹ.

Công ty liên kết sau khi mua cổ phiếu quỹ thì có phải sẽ trở thành công ty con của nhà đầu tư hay không?

Công ty liên kết sau khi mua cổ phiếu quỹ thì có phải sẽ trở thành công ty con của nhà đầu tư hay không? (Hình từ Internet)

Việc loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con được thực hiện theo nguyên tắc nào trong trường hợp công ty con là công ty liên kết?

Tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 202/2014/TT-BTC có nêu trong trường hợp nhà đầu tư trở thành công ty mẹ và công ty liên kết trở thành công ty con sau khi mua cổ phiếu quỹ thì sẽ áp dụng phương pháp kế toán hợp nhất kinh doanh qua nhiều giai đoạn theo quy định tại Điều 15 Thông tư 202/2014/TT-BTC.

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 15 Thông tư 202/2014/TT-BTC quy định về nguyên tắc kế toán loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con trong giao dịch hợp nhất kinh doanh qua nhiều giai đoạn như sau:

Nguyên tắc kế toán loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con trong giao dịch hợp nhất kinh doanh qua nhiều giai đoạn
1. Trong giao dịch hợp nhất kinh doanh qua nhiều giai đoạn, trước khi thực hiện việc loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ và công ty con, kế toán phải thực hiện một số điều chỉnh đối với giá phí khoản đầu tư của công ty mẹ trên Báo cáo tài chính hợp nhất như sau:
...
b). Trường hợp trước ngày công ty mẹ đạt được quyền kiểm soát, công ty con là công ty liên kết của công ty mẹ và đã được trình bày theo phương pháp vốn chủ sở hữu: Khi đạt được quyền kiểm soát, trên Báo cáo tài chính hợp nhất công ty mẹ phải đánh giá lại giá trị khoản đầu tư theo giá trị hợp lý. Phần chênh lệch giữa giá đánh giá lại và giá trị khoản đầu tư theo phương pháp vốn chủ sở hữu được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất; Phần chênh lệch giữa giá trị khoản đầu tư theo phương pháp vốn chủ sở hữu và giá gốc khoản đầu tư được ghi nhận trực tiếp vào các chỉ tiêu thuộc phân vốn chủ sở hữu của Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
...

Theo đó, khi đạt được quyền kiểm soát, trên Báo cáo tài chính hợp nhất công ty mẹ (nhà đầu tư) phải đánh giá lại giá trị khoản đầu tư theo giá trị hợp lý.

Phần chênh lệch giữa giá đánh giá lại và giá trị khoản đầu tư theo phương pháp vốn chủ sở hữu được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.

Phần chênh lệch giữa giá trị khoản đầu tư theo phương pháp vốn chủ sở hữu và giá gốc khoản đầu tư được ghi nhận trực tiếp vào các chỉ tiêu thuộc phân vốn chủ sở hữu của Bảng cân đối kế toán hợp nhất.

Khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con phải được điều chỉnh như thế nào trước khi thực hiện loại trừ?

Theo khoản điểm b khoản 1 Điều 16 Thông tư 202/2014/TT-BTC trường hợp trước ngày kiểm soát, công ty con là công ty liên kết của công ty mẹ, khoản đầu tư được trình bày theo phương pháp vốn chủ sở hữu: Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, công ty mẹ đánh giá lại khoản đầu tư trước đây theo giá trị hợp lý tại ngày đạt được quyền kiểm soát và thực hiện các điều chỉnh sau:

(1) Điều chỉnh giá trị khoản đầu tư theo phương pháp vốn chủ sở hữu (chênh lệch giữa giá gốc và giá trị khoản đầu tư theo phương pháp vốn chủ sở hữu):

- Nếu điều chỉnh tăng giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết trước đây:

Nợ Đầu tư vào công ty con

Có các chỉ tiêu liên quan thuộc phần vốn chủ sở hữu

- Nếu điều chỉnh giảm giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết trước đây:

Nợ các chỉ tiêu liên quan thuộc phần vốn chủ sở hữu

Có Đầu tư vào công ty con

(2) Ghi phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất:

- Trường hợp giá trị hợp lý cao hơn giá gốc khoản đầu tư, kế toán ghi nhận lãi trên Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất, ghi:

+ Nợ Đầu tư vào công ty con.

+ Có Doanh thu hoạt động tài chính (lãi) (kỳ có quyền kiểm soát).

+ Có LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (kỳ sau).

- Trường hợp giá trị hợp lý nhỏ hơn giá gốc khoản đầu tư, kế toán ghi nhận lỗ trên Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất, ghi:

+ Nợ Chi phí tài chính (lỗ) (kỳ đạt được quyền kiểm soát).

+ Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (kỳ sau).

+ Có Đầu tư vào công ty con.

Mua lại cổ phiếu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình phải đáp ứng các điều kiện như thế nao?
Pháp luật
Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình theo quy chế phát hành cổ phiếu cho người lao động thì có cần Đại hội đồng cổ đông thông qua không?
Pháp luật
Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình có phải gửi báo cáo tài chính cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trước khi thực hiện không?
Pháp luật
Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua trong trường hợp nào?
Pháp luật
Công ty đại chúng có thể đặt mua lại cổ phiếu của chính mình với khối lượng tối thiểu mỗi ngày là bao nhiêu?
Pháp luật
Công ty đại chúng có được mua lại cổ phiếu của chính mình với mục đích để sửa lỗi giao dịch chứng khoán hay không?
Pháp luật
Trước khi mua lại cổ phiếu của chính mình thì công ty đại chúng phải báo cáo đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đúng không?
Pháp luật
Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình có phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trước và sau khi thực hiện không?
Pháp luật
Công ty đại chúng trước khi mua lại cổ phiếu của chính mình phải gửi những tài liệu báo cáo nào đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước?
Pháp luật
Nguyên tắc xác định giá đặt mua lại cổ phiếu của chính mình của công ty đại chúng theo phương thức khớp lệnh?
Pháp luật
Khi kết thúc việc mua lại cổ phiếu của chính mình, công ty đại chúng không được chào bán cổ phiếu để tăng vốn điều lệ trong bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mua lại cổ phiếu
1,285 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mua lại cổ phiếu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mua lại cổ phiếu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào