Công ty con của tổ chức tín dụng có thuộc đối tượng thanh tra ngân hàng của Ngân hàng nhà nước không?
- Công ty con của tổ chức tín dụng có thuộc đối tượng thanh tra ngân hàng của Ngân hàng nhà nước không?
- Nội dung thanh tra ngân hàng đối với công ty con của tổ chức tín dụng được quy định như thế nào?
- Có những biện pháp xử lý nào đối với đối tượng thanh tra ngân hàng là công ty con của tổ chức tín dụng nếu vi phạm pháp luật khi thanh tra?
Công ty con của tổ chức tín dụng có thuộc đối tượng thanh tra ngân hàng của Ngân hàng nhà nước không?
Đối tượng thanh tra ngân hàng được được quy định tại Điều 52 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, theo đó:
Đối tượng thanh tra ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước thanh tra các đối tượng sau đây:
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng. Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra hoặc phối hợp thanh tra công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng;
2. Tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức hoạt động thông tin tín dụng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng;
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
Theo đó, các đối tượng thanh tra ngân hàng bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng. Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra hoặc phối hợp thanh tra công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng.
Do đó, đối với công ty con của tổ chức tín dụng, trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước vẫn có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra hoặc phối hợp thanh tra công ty con.
Công ty con của tổ chức tín dụng có thuộc đối tượng thanh tra ngân hàng của Ngân hàng nhà nước không? (Hình từ Internet)
Nội dung thanh tra ngân hàng đối với công ty con của tổ chức tín dụng được quy định như thế nào?
Nội dung thanh tra ngân hàng được quy định tại Điều 55 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, theo đó:
Nội dung thanh tra ngân hàng
1. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, việc thực hiện các quy định trong giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
2. Xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro và tình hình tài chính của đối tượng thanh tra ngân hàng.
3. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng.
4. Kiến nghị, yêu cầu đối tượng thanh tra ngân hàng có biện pháp hạn chế, giảm thiểu và xử lý rủi ro để bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và phòng ngừa, ngăn chặn hành động dẫn đến vi phạm pháp luật.
5. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.
Như vậy, nội dung thanh tra ngân hàng đối với công ty con của tổ chức tín dụng bao gồm những nội dung được liệt kê nêu trên bao gồm: Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; Xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro; Kiến nghị, yêu cầu đối tượng thanh tra ngân hàng có biện pháp hạn chế, giảm thiểu và xử lý rủi ro;...
Có những biện pháp xử lý nào đối với đối tượng thanh tra ngân hàng là công ty con của tổ chức tín dụng nếu vi phạm pháp luật khi thanh tra?
Biện pháp xử lý đối với đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng được quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, theo đó:
Xử lý đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng
1. Đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Tuỳ theo tính chất, mức độ rủi ro, Ngân hàng Nhà nước còn áp dụng các biện pháp xử lý sau đây đối với đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng:
a) Hạn chế chia cổ tức, chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng tài sản;
b) Hạn chế việc mở rộng phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt động;
c) Hạn chế, đình chỉ, tạm đình chỉ một hoặc một số hoạt động ngân hàng;
d) Yêu cầu tổ chức tín dụng phải tăng vốn điều lệ để đáp ứng các yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng;
đ) Yêu cầu tổ chức tín dụng phải chuyển nhượng vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần; cổ đông lớn, cổ đông nắm quyền kiểm soát, chi phối phải chuyển nhượng cổ phần;
e) Quyết định giới hạn tăng trưởng tín dụng đối với tổ chức tín dụng trong những trường hợp cần thiết bảo đảm an toàn cho tổ chức tín dụng và hệ thống các tổ chức tín dụng;
g) Áp dụng một hoặc một số tỷ lệ an toàn cao hơn mức quy định.
Đối tượng thanh tra ngân hàng vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt lớp 4? Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu của học sinh lớp 4?
- Trình tự, thủ tục cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới theo Thông tư 46 như thế nào?
- Mẫu bảng chấm công sản xuất trong các doanh nghiệp bằng Excel mới nhất? Doanh nghiệp có được tự thiết kế bảng chấm công không?
- Quy trình khai thác hệ thống thông tin đối với cấp, quản lý giấy phép lái xe quốc tế từ 2025 theo Thông tư 35/2024 thế nào?
- Mẫu trích biên bản họp chi bộ hàng tháng năm 2025 mới nhất? Nội dung trích biên bản cuộc họp chi bộ thế nào?