Công ty cổ phần bảo hiểm phải đảm bảo mức giữ lại trên mỗi rủi ro không quá bao nhiêu phần trăm khi kinh doanh tái bảo hiểm?
- Công ty cổ phần bảo hiểm có trách nhiệm gì khi kinh doanh tái bảo hiểm?
- Công ty cổ phần bảo hiểm phải đảm bảo mức giữ lại trên mỗi rủi ro không quá bao nhiêu phần trăm khi kinh doanh tái bảo hiểm?
- Khi tính toán mức giữ lại trên mỗi rủi ro thì công ty cổ phần bảo hiểm cần xem xét đến những yếu tố nào?
- Việc xác định mức giữ trên mỗi rủi ro có được nêu trong chương trình tái bảo hiểm không?
Công ty cổ phần bảo hiểm có trách nhiệm gì khi kinh doanh tái bảo hiểm?
Công ty cổ phần bảo hiểm có trách nhiệm gì khi kinh doanh tái bảo hiểm? (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 3 Điều 9 Thông tư 50/2017/TT-BTC quy định về quản lý chương trình tái bảo hiểm như sau:
Quản lý chương trình tái bảo hiểm
...
3. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm cập nhật thường xuyên danh sách các doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, kèm theo các thông tin về mức độ rủi ro, khả năng, mức độ sẵn sàng chi trả bồi thường tương ứng với trách nhiệm đã nhận tái bảo hiểm; yêu cầu đặt cọc tương ứng với mức độ rủi ro và hệ số tín nhiệm của từng doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm (nếu có).
Theo đó, công ty bảo hiểm khi kinh doanh tái bảo hiểm có trách nhiệm phải cập nhật thường xuyên danh sách các doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, kèm theo các thông tin về mức độ rủi ro, khả năng, mức độ sẵn sàng chi trả bồi thường tương ứng với trách nhiệm đã nhận tái bảo hiểm; yêu cầu đặt cọc tương ứng với mức độ rủi ro và hệ số tín nhiệm của từng doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm (nếu có).
Công ty cổ phần bảo hiểm phải đảm bảo mức giữ lại trên mỗi rủi ro không quá bao nhiêu phần trăm khi kinh doanh tái bảo hiểm?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Thông tư 50/2017/NĐ-CP quy định về mức giữ lại cho từng loại hình bảo hiểm và theo từng loại rủi ro như sau:
Mức giữ lại
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải tính toán mức giữ lại cho từng loại hình bảo hiểm và theo từng loại rủi ro; mức giữ lại trên mỗi rủi ro hoặc trên mỗi tổn thất riêng lẻ. Mức giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải đảm bảo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 42 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP .
...
Căn cứ Điều 42 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định về tái bảo hiểm như sau:
Tái bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có thể chuyển một phần nhưng không được nhượng toàn bộ trách nhiệm đã nhận bảo hiểm trong một hợp đồng bảo hiểm cho một hoặc nhiều doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước, chi nhánh nước ngoài khác.
2. Mức trách nhiệm giữ lại tối đa trên mỗi rủi ro hoặc trên mỗi tổn thất riêng lẻ không quá 10% vốn chủ sở hữu.
3. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài nhượng tái bảo hiểm theo chỉ định của người được bảo hiểm, tỷ lệ tái bảo hiểm chỉ định tối đa là 90% mức trách nhiệm bảo hiểm.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có thể nhận tái bảo hiểm trách nhiệm mà doanh nghiệp bảo hiểm khác đã nhận bảo hiểm. Khi nhận tái bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải đánh giá rủi ro để bảo đảm phù hợp với khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài và không được nhận tái bảo hiểm đối với chính những rủi ro đã nhượng tái bảo hiểm.
5. Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động nhận, nhượng tái bảo hiểm và mức giữ lại đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
Như vậy, dựa theo quy định pháp luật nêu trên thì đối với công ty cổ phần bảo hiểm kinh doanh tái bảo hiểm phải đảm bảo mức giữ lại trên mỗi rủi ro không quá 10% vốn chủ sở hữu.
Khi tính toán mức giữ lại trên mỗi rủi ro thì công ty cổ phần bảo hiểm cần xem xét đến những yếu tố nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Thông tư 50/2017/TT-BTC quy định về các yếu tố cần xem xét khi tính toán mức giữ lại trên mỗi rủi ro như sau:
Mức giữ lại
...
2. Khi tính toán mức giữ lại, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải xem xét đến các yếu tố sau:
a) Các quy định pháp luật về khả năng thanh toán;
b) Năng lực khai thác;
c) Khả năng tài chính;
d) Khả năng sẵn sàng chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;
đ) Việc thu xếp bảo vệ cho các rủi ro lớn và các rủi ro thảm họa;
e) Việc cân đối các kết quả hoạt động kinh doanh;
g) Các yếu tố cấu thành của danh mục hợp đồng bảo hiểm;
h) Diễn biến thị trường tái bảo hiểm trong nước và quốc tế.
Từ quy định trên thì khi công ty cổ phần bảo hiểm tính toán mức giữ lại trên mỗi rủi ro cần xem xét đến những yếu tố sau:
- Các quy định pháp luật về khả năng thanh toán;
- Năng lực khai thác;
- Khả năng tài chính;
- Khả năng sẵn sàng chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;
- Việc thu xếp bảo vệ cho các rủi ro lớn và các rủi ro thảm họa;
- Việc cân đối các kết quả hoạt động kinh doanh;
- Các yếu tố cấu thành của danh mục hợp đồng bảo hiểm;
- Diễn biến thị trường tái bảo hiểm trong nước và quốc tế.
Việc xác định mức giữ trên mỗi rủi ro có được nêu trong chương trình tái bảo hiểm không?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 50/2017/TT-BTC quy định về nội dung chính của chương trình tái bảo hiểm như sau:
Quản lý chương trình tái bảo hiểm
1. Phê duyệt chương trình tái bảo hiểm:
...
b) Chương trình tái bảo hiểm bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Xác định khả năng chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;
- Xác định mức giữ lại phù hợp với rủi ro bảo hiểm được chấp nhận, những giới hạn về mức giữ lại trên một đơn vị rủi ro và mức bảo vệ tối đa từ doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm;
- Xác định các loại hình và phương thức tái bảo hiểm phù hợp nhất với việc quản lý các rủi ro được chấp nhận;
- Phương thức, tiêu chuẩn, quy trình lựa chọn doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, bao gồm cách thức đánh giá mức độ rủi ro và an toàn tài chính của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm;
- Danh sách các doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm dự kiến sẽ nhận tái bảo hiểm, lưu ý đến sự đa dạng hóa và xếp hạng các nhà nhận tái bảo hiểm;
- Phương thức sử dụng khoản tiền đặt cọc của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm (nếu có);
- Quản lý rủi ro tích tụ đối với những lĩnh vực, vùng địa lý và các loại sản phẩm đặc thù;
- Cách thức kiểm soát chương trình tái bảo hiểm, bao gồm hệ thống báo cáo và kiểm soát nội bộ.
...
Theo đó, trong chương trình tái bảo hiểm phải nêu rõ được việc xác định mức giữ lại phù hợp với rủi ro bảo hiểm được chấp nhận, những giới hạn về mức giữ lại trên một đơn vị rủi ro và mức bảo vệ tối đa từ doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày mấy shipper nghỉ Tết 2025? Lịch nghỉ Tết của shipper shopee 2025? Tính lương ngày lễ tết 2025 thế nào?
- Giá chuyển nhượng bất động sản là gì? Hướng dẫn xác định thời điểm tính thuế từ chuyển nhượng bất động sản?
- 8 chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy từ 01/01/2025?
- Cách tính thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu? Đối tượng nộp thuế TNDN theo Thông tư 78 gồm những ai?
- Hướng dẫn lập bảng kê thu mua hàng hóa dịch vụ không có hóa đơn? Tải mẫu bảng kê 01/TNDN mới nhất?