Công ty cổ phần bảo hiểm nhượng tái bảo hiểm theo chỉ định thì tỷ lệ tái bảo hiểm tối đa là bao nhiêu?
Công ty cổ phần bảo hiểm nhượng tái bảo hiểm theo chỉ định thì tỷ lệ tái bảo hiểm tối đa là bao nhiêu?
Công ty cổ phần bảo hiểm nhượng tái bảo hiểm theo chỉ định thì tỷ lệ tái bảo hiểm tối đa là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 42 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định về tái bảo hiểm như sau:
Tái bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có thể chuyển một phần nhưng không được nhượng toàn bộ trách nhiệm đã nhận bảo hiểm trong một hợp đồng bảo hiểm cho một hoặc nhiều doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước, chi nhánh nước ngoài khác.
2. Mức trách nhiệm giữ lại tối đa trên mỗi rủi ro hoặc trên mỗi tổn thất riêng lẻ không quá 10% vốn chủ sở hữu.
3. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài nhượng tái bảo hiểm theo chỉ định của người được bảo hiểm, tỷ lệ tái bảo hiểm chỉ định tối đa là 90% mức trách nhiệm bảo hiểm.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có thể nhận tái bảo hiểm trách nhiệm mà doanh nghiệp bảo hiểm khác đã nhận bảo hiểm. Khi nhận tái bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải đánh giá rủi ro để bảo đảm phù hợp với khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài và không được nhận tái bảo hiểm đối với chính những rủi ro đã nhượng tái bảo hiểm.
5. Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động nhận, nhượng tái bảo hiểm và mức giữ lại đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
Theo đó, trường hợp công ty cổ phần bảo hiểm thực hiện nhượng tái bảo hiểm theo chỉ định của người được bảo hiểm thì tỷ lệ tái bảo hiểm chỉ định tối đa là 90% mức trách nhiệm bảo hiểm.
Việc nhượng tái bảo hiểm theo chỉ định được thực hiện trong những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 50/2017/TT-BTC quy định về trường hợp nhượng tái bảo hiểm theo chỉ định như sau:
Nhượng tái bảo hiểm
...
2. Nhượng tái bảo hiểm theo chỉ định của người được bảo hiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 42 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP là một trong các trường hợp sau:
a) Người được bảo hiểm chỉ định một hoặc một số doanh nghiệp tái bảo hiểm cụ thể và yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm nhượng tái bảo hiểm cho một hoặc một số doanh nghiệp tái bảo hiểm đã được chỉ định đó;
b) Người được bảo hiểm chỉ định một hoặc một số doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cụ thể và yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm thu xếp tái bảo hiểm qua một hoặc một số doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đã được chỉ định đó.
Trường hợp nhượng tái bảo hiểm theo chỉ định của người được bảo hiểm, doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước ngoài theo chỉ định của người được bảo hiểm phải đáp ứng quy định tại Điều 43 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP .
...
Như vậy, công ty cổ phần bảo hiểm sẽ thực hiện nhượng tái bảo hiểm theo chỉ định trong những trường hợp sau:
- Người được bảo hiểm chỉ định một hoặc một số doanh nghiệp tái bảo hiểm cụ thể và yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm nhượng tái bảo hiểm cho một hoặc một số doanh nghiệp tái bảo hiểm đã được chỉ định đó;
- Người được bảo hiểm chỉ định một hoặc một số doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cụ thể và yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm thu xếp tái bảo hiểm qua một hoặc một số doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đã được chỉ định đó.
Trường hợp nhận tái bảo hiểm từ doanh nghiệp nước ngoài thì cần phải đáp ứng những điều kiên nào?
Căn cứ Điều 43 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định về việc nhận tái bảo hiểm nước ngoài như sau:
Điều kiện của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước ngoài
1. Doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động hợp pháp và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về khả năng thanh toán theo quy định pháp luật của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
2. Doanh nghiệp đứng đầu nhận tái bảo hiểm và doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm từ 10% tổng mức trách nhiệm của mỗi hợp đồng tái bảo hiểm phải được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s hoặc Fitch, “B++” theo A.M.Best, “Baal” theo Moody’s hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác tại năm tài chính gần nhất so với thời điểm giao kết hợp đồng tái bảo hiểm.
3. Trường hợp tái bảo hiểm cho công ty mẹ ở nước ngoài hoặc các công ty trong cùng tập đoàn mà công ty này không có đánh giá xếp hạng tín nhiệm theo quy định nêu trên thì doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải nộp Bộ Tài chính văn bản của cơ quan quản lý bảo hiểm nước ngoài nơi công ty nhận tái bảo hiểm đóng trụ sở chính xác nhận công ty nhận tái bảo hiểm ở nước ngoài bảo đảm khả năng thanh toán tại năm tài chính gần nhất năm nhận tái bảo hiểm.
Theo đó doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước ngoài phải đang hoạt động hợp pháp và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về khả năng thanh toán theo quy định pháp luật của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
Doanh nghiệp đứng đầu nhận tái bảo hiểm và doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm từ 10% tổng mức trách nhiệm của mỗi hợp đồng tái bảo hiểm phải được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s hoặc Fitch, “B++” theo A.M.Best, “Baal” theo Moody’s hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác tại năm tài chính gần nhất so với thời điểm giao kết hợp đồng tái bảo hiểm.
Trường hợp tái bảo hiểm cho công ty mẹ ở nước ngoài hoặc các công ty trong cùng tập đoàn mà công ty này không có đánh giá xếp hạng tín nhiệm theo quy định nêu trên thì doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải nộp Bộ Tài chính văn bản của cơ quan quản lý bảo hiểm nước ngoài nơi công ty nhận tái bảo hiểm đóng trụ sở chính xác nhận công ty nhận tái bảo hiểm ở nước ngoài bảo đảm khả năng thanh toán tại năm tài chính gần nhất năm nhận tái bảo hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trắc đạc công trình nhằm mục đích gì? Nhà thầu thi công xây dựng có phải trắc đạc công trình trong quá trình thi công xây dựng không?
- Quy chế tiền thưởng theo Nghị định 73 2024 áp dụng với những đối tượng nào? Nghị định 73 2024 áp dụng đối với ai?
- Dàn giáo là gì? Trường hợp không được sử dụng dàn giáo? Dây cáp dùng để treo dàn giáo phải có khả năng chịu lực thế nào?
- Mẫu Giấy đề nghị hủy đăng ký cổ phiếu là mẫu nào? Tải mẫu Giấy đề nghị hủy đăng ký cổ phiếu ở đâu?
- Lời chúc Tháng 1 bình an, may mắn? Tháng 1 có những ngày lễ lớn nào? Tết Dương lịch có bắn pháo hoa?