Công ty chứng khoán đầu tư trên 20% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức niêm yết được không?
Công ty chứng khoán đầu tư trên 20% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức niêm yết được không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 28 Thông tư 121/2020/TT-BTC về việc hạn chế đầu tư của công ty chứng khoán như sau:
Hạn chế đầu tư
1. Công ty chứng khoán không được mua, góp vốn mua bất động sản trừ trường hợp để sử dụng làm trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của công ty chứng khoán.
2. Công ty chứng khoán mua, đầu tư vào bất động sản theo quy định tại Khoản 1 Điều này và tài sản cố định theo nguyên tắc giá trị còn lại của tài sản cố định và bất động sản không được vượt quá 50% giá trị tổng tài sản của công ty chứng khoán.
3. Tổng giá trị đầu tư vào các trái phiếu doanh nghiệp của công ty chứng khoán không được vượt quá 70% vốn chủ sở hữu. Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán được mua bán lại trái phiếu niêm yết theo quy định có liên quan về giao dịch mua bán lại trái phiếu.
4. Công ty chứng khoán không được trực tiếp hoặc ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện:
a) Đầu tư vào cổ phiếu hoặc phần vốn góp của công ty có sở hữu trên 50% vốn điều lệ của công ty chứng khoán, trừ trường hợp mua cổ phiếu lô lẻ theo yêu cầu của khách hàng;
b) Cùng với người có liên quan đầu tư từ 5% trở lên vốn điều lệ của công ty chứng khoán khác;
c) Đầu tư quá 20% tổng số cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đang lưu hành của một tổ chức niêm yết;
d) Đầu tư quá 15% tổng số cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đang lưu hành của một tổ chức chưa niêm yết, quy định này không áp dụng đối với chứng chỉ quỹ thành viên, quỹ hoán đổi danh mục và quỹ mở;
đ) Đầu tư hoặc góp vốn quá 10% tổng số vốn góp của một công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc dự án kinh doanh;
e) Đầu tư hoặc góp vốn quá 15% vốn chủ sở hữu vào một tổ chức hoặc dự án kinh doanh;
g) Đầu tư quá 70% vốn chủ sở hữu vào cổ phiếu, phần vốn góp và dự án kinh doanh, trong đó không được đầu tư quá 20% vốn chủ sở hữu vào cổ phiếu chưa niêm yết, phần vốn góp và dự án kinh doanh.
...
Như vậy, công ty chứng khoán không được trực tiếp (hoặc ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác) thực hiện đầu tư trên 20% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức niêm yết.
Công ty chứng khoán đầu tư trên 20% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức niêm yết được không? (Hình từ Internet)
Công ty chứng khoán có được quyết định đầu tư chứng khoán thay cho khách hàng không?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 121/2020/TT-BTC về nguyên tắc hoạt động nghiệp vụ của công ty chứng khoán như sau:
Nguyên tắc hoạt động nghiệp vụ của công ty chứng khoán
Công ty chứng khoán khi thực hiện hoạt động nghiệp vụ phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Phải ban hành các quy trình hoạt động cho các nghiệp vụ.
2. Phải ban hành quy tắc đạo đức hành nghề.
3. Công ty chứng khoán, nhân viên công ty chứng khoán không được thực hiện đầu tư thay cho khách hàng trừ trường hợp ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.
4. Có trách nhiệm trung thực với khách hàng, không được xâm phạm tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của khách hàng. Thực hiện quản lý tách biệt tài sản của từng khách hàng, tách biệt tài sản của khách hàng với tài sản của công ty chứng khoán.
5. Có trách nhiệm ký hợp đồng với khách hàng khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng; cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin cho khách hàng.
6. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, công ty chứng khoán khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng không được trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện các hành vi sau:
a) Quyết định đầu tư chứng khoán thay cho khách hàng;
b) Thỏa thuận với khách hàng để chia sẻ lợi nhuận hoặc lỗ;
c) Quảng cáo, tuyên bố rằng nội dung, hiệu quả, hoặc các phương pháp phân tích chứng khoán của mình có giá trị cao hơn của công ty chứng khoán khác;
d) Có hành vi cung cấp thông tin sai sự thật để dụ dỗ hay mời gọi khách hàng mua bán một loại chứng khoán nào đó;
đ) Cung cấp thông tin sai lệch, gian lận, hoặc gây hiểu nhầm cho khách hàng;
e) Các hành vi khác trái với quy định của pháp luật.
...
Như vậy, dù là trực tiếp hay gián tiếp thì công ty chứng khoán khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng không được quyết định đầu tư chứng khoán thay cho khách hàng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Trường hợp nào công ty chứng khoán được bán ra cổ phiếu ngay sau khi mua lại cổ phiếu của chính mình ?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 36 Luật Chứng khoán 2019 có quy định như sau:
Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình
...
7. Công ty chứng khoán, công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình được bán ra cổ phiếu ngay sau khi mua lại trong các trường hợp sau đây:
a) Công ty chứng khoán mua lại cổ phiếu của chính mình để sửa lỗi giao dịch hoặc mua lại cổ phiếu lô lẻ;
b) Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu lẻ theo phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, phương án phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu;
c) Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu lô lẻ theo yêu cầu của cổ đông.
8. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết việc mua lại cổ phiếu của công ty đại chúng.
Như vậy, trong trường hợp sửa lỗi giao dịch hoặc mua lại cổ phiếu lô lẻ thì công ty chứng khoán được bán ra cổ phiếu ngay sau khi mua lại cổ phiếu của chính mình
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở theo Nghị định 154/2024 thế nào?
- Đáp án Cuộc thi tìm hiểu Đảng bộ tỉnh Tây Ninh qua 11 kỳ Đại hội trên Internet Tuần 1 như thế nào?
- Xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân quận được thực hiện theo nguyên tắc nào? Hội đồng nhân dân quận có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Tổng hợp lời chúc Giáng sinh ý nghĩa, hay, ngắn gọn năm 2024? Lời chúc Giáng sinh cho bạn bè?
- Thông tư 55/2024 thủ tục chứng nhận chất lượng của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới trong sản xuất, lắp ráp?